Phần mềm lậu "nhan nhản" trên các sàn thương mại điện tử lớn
Hiệp định CPTPP đi kèm với việc Việt Nam phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ, tuy nhiên hiện nay trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn các phần mềm lậu lại đang được rao bán "nhan nhản".
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, các chương trình máy tính hay phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả như bảo hộ một tác phẩm văn học dù được thể hiện duới dạng mã nguồn hay mã máy. Theo đó, quyền tác giả đối với phần mềm máy tính cũng được bảo hộ đầy đủ quyền nhân thân và các quyền liên quan.
Cụ thể đối với các chương trình phần mềm như Hệ điều hành cho máy tính (window), Bộ ứng dụng văn phòng (office) hay các phần mềm chuyên dụng khác đều yêu cầu bản quyền khi sử dụng, tức người dùng phải trả tiền cho chủ sở hữu, tuy nhiên từ trước đến nay tại Việt Nam, việc sử dụng phần mềm lậu (phần mềm bẻ khóa - crack) đang diễn ra khá phổ biến. Việc này dẫn đến nhiều nguy cơ về an ninh mạng và bảo mật cũng như rủi ro về dữ liệu cho người dùng.
Gần đây, với sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử thì các bộ cài phần mềm lậu, phần mềm bẻ khóa (crack) lại đang được rao bán "nhan nhản" trên các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Sendo,…
Có thể bạn quan tâm
Thương mại điện tử: Cuộc chơi dài hạn của doanh nghiệp
00:00, 20/03/2019
Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam "khốc liệt" thế nào?
04:45, 19/03/2019
Ngành thương mại điện tử: Bùng nổ cơ hội việc làm
12:10, 16/03/2019
Thương mại điện tử Việt Nam có thể đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á
00:37, 13/03/2019
Cảnh báo tình trạng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả
15:53, 12/03/2019
Cơ hội xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử
11:26, 06/03/2019
Năm 2019 cuộc đua gay cấn của thương mại điện tử
01:51, 07/02/2019
Như vậy, việc rao bán các bộ cài phần mềm lậu (phần mềm đã bẻ khóa - crack) trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Sendo,… có thể đang vi phạm các quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.
Cụ thể, theo quy định tại điểm b, mục 1, điều 4, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử thì việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh là hành vi bị cấm.
Bên cạnh đó, theo mục 6, điều 37, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP cũng nêu rõ trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử là phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP) các hành vi vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị xử phạt lên đến 35.000.000 đồng/ 1 sản phẩm phần mềm nếu như có hành vi sao chép chương trình máy tính mà không được sự cho phép của chủ thể sở hữu quyền tác giả.
Bên cạnh đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị xem xét xử lý hình sự theo Điều 225, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Trước tình trạng trên, thiết nghĩ các đơn vị quản lý nhà nước cần sớm rà soát, xác định các hành vi vi phạm nếu có để xử lý kịp thời để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.