Bộ Tư pháp 'tuýt còi' quy định không nuôi heo bằng bèo tây, thân chuối

Theo NLĐ 04/04/2019 17:28

Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi Bộ NN-PTNT kiến nghị một số vấn đề về Thông tư số 02/2019 Ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam.

Tin từ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) ngày 3-4 cho biết cơ quan này đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) kiến nghị kiểm tra, xử lý một số nội dung chưa bảo đảm tính hợp pháp Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam (gọi tắt Thông tư 02).

gghj

Bộ Tư pháp "tuýt còi" quy định Thông tư cấm nuôi heo bằng bèo tây, thân chuối

Trong văn bản do Cục trưởng Đồng Ngọc Ba ký nêu rõ Thông tư 02 được ban hành để quy định chi tiết khoản 3 Điều 12 Nghị định số 39/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Điều 1 của Nghị định này cũng nêu rõ phạm vi điều chỉnh là "điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại".

Tuy nhiên, Thông tư số lại quy định: "Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam"; "Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam".

Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quy định nêu trên của Thông tư 02 có thể dẫn đến cách hiểu là Danh mục thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT được áp dụng đối với cả trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam không mang tính chất thương mại. Do đó, Cục cho rằng nội dung này chưa phù hợp với quy định của Nghị định số 39/2017.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách tiếp cận trong Thông tư 02 về thức ăn chăn nuôi không phù hợp

    Cách tiếp cận trong Thông tư 02 về thức ăn chăn nuôi không phù hợp

    15:00, 01/04/2019

  • Kiến nghị Thông tư 02 chỉ áp dụng với đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi

    Kiến nghị Thông tư 02 chỉ áp dụng với đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi

    17:40, 21/03/2019

  • Nặng tư duy thích quản lý, thích cho phép

    Nặng tư duy thích quản lý, thích cho phép

    11:30, 20/03/2019

Danh mục ban hành kèm theo của Thông tư 02 cũng liệt kê giới hạn 18 sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán. Tuy nhiên, đối với loại thức ăn này, Nghị định số 39/2017 quy định liệt kê không hạn định như: Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá... Do đó, quy định tại danh mục kèm theo của Thông tư 02 cũng chưa phù hợp.

Chính nội dung này đã khiến người dân hiểu rằng, những loại thức ăn chăn nuôi nằm ngoài danh mục 18 sản phẩm trên sẽ bị cấm sử dụng lưu hành tại Việt Nam.

Điều này đồng nghĩa với việc, một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi thông dụng, vốn được sử dụng phổ biến ở các vùng quê bao đời nay để tiết kiệm chi phí như: Bèo tây, thân cây chuối, các loại rau (rau muống, rau lang, su hào, cà rốt)... nay sẽ không được phép lưu hành.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng phát hiện Điều 3 Thông tư số 02 quy định Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11-2-2019 (ngày ký ban hành) là chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Từ những phân tích trên, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, xử lý những nội dung chưa bảo đảm tính hợp pháp của Thông tư số 02. Đồng thời, rà soát quá trình thực hiện thông tư này để có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).

Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam ban hènh kèm Thông tư 02 gồm 18 loại gồm: Ngô, thóc, lúa mì, gluten, đậu tương, khô dầu, sắn, hạt các loại, thức ăn thô (cỏ khô, cỏ tươi các loại, rơm, vỏ trấu các loại), phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt cốc, mía, củ các loại (khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ), các loại bã, thức ăn có nguồn gốc từ thuỷ sản, thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn, sữa và sản phẩm từ sữa, dầu cá, dầu - mỡ.

Theo NLĐ