Vì sao trạm thu phí T2 QL 91 liên tục xả trạm và dừng thu phí?

Hương Giang - Minh Ngọc 27/05/2019 15:30

Mặc dù trạm thu phí (BOT) T2 Quốc lộ 91 (Cần Thơ – An Giang) mới hoạt động nhưng có ngày phải xả trạm tới 30 lần, khiến trạm thu phí này phải dừng thu phí để chờ cấp trên giải quyết.

Trạm thu phí T2, thuộc dự án BOT QL 91 do Công ty CP đầu tư QL 91 Cần Thơ - An Giang làm chủ đầu tư. Dự án triển khai là cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối huyện Lấp Vò và quận Thốt Nốt (Cần Thơ), được khánh thành vào 19/5/2019.

Sau khi trạm thu phí đi vào hoạt động thì ngay lập tức đã bị nhiều tài xế phản ứng, bức xúc vì họ cho rằng đoạn đường mà họ đi khá ngắn, khoảng cách chỉ vài trăm mét (hướng qua cầu hướng vào địa bàn tỉnh An Giang) nhưng phải đóng tiền qua trạm thu phí T2 cho toàn tuyến là bất hợp lý. Do đó, nhiều tài xế chỉ đồng ý trả 2.000 đồng cho 300 m đường BOT sử dụng khi qua trạm T2.

Tuy nhiên do không được giải quyết, nhiều phương tiện đã đậu xe tại trạm khiến giao thông ùn tắc, buộc chủ đầu tư phải liên tục xả cửa và có ngày lên tới 30 lần để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực này (thông tin từ đại diện chủ đầu tư cho biết).

nhiều tài xế phản ứng, bức xúc vì rằng đoạn đường mà họ đi khá ngắn, khoảng cách chỉ vài trăm mét (hướng qua cầu hướng vào địa bàn tỉnh An Giang) nhưng phải đóng tiền qua trạm thu phí T2 cho toàn tuyến là bất hợp lý. Do đó, nhiều tài tế chỉ đồng ý trả 2.000 đồng cho 300 m đường BOT sử dụng khi qua trạm T2

Nhiều tài xế chỉ đồng ý trả 2.000 đồng cho 300 m đường BOT sử dụng khi qua trạm T2

Trước những tồn tại nêu trên, ngày 25/5, đại diện trạm thu phí BOT T2 trên quốc lộ 91, cho biết: Hiện đơn vị đã nhận được lệnh từ công ty, do đó, từ 15h cùng ngày, trạm đã dừng thu phí, chờ phương án giải quyết từ cấp trên. Riêng trạm T1 cách đó khoảng 32 km vẫn thu phí bình thường.

Bất thường trạm thu phí T2 …?

Theo thông tin mà PV thu thập được thì trạm thu phí T2 là một trong hai trạm thu phí thuộc Dự án cải tạo nâng cấp mở rộng quốc lộ 91 và 91B. Và trạm BOT T2 từ khi hoạt động cách đây ba năm đã bị chỉ ra sự bất hợp lý trong vị trí đặt trạm. Nhiều xe chỉ đi vài trăm mét nhưng bị thu phí toàn tuyến, 35.000 - 200.000 đồng.

Sự bất cập này trước đó đã được lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải An Giang, Đồng Tháp đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ như: Di dời trạm thu phí về vị trí khác; phát thẻ thu phí với mức phí khoảng 2.000 đồng mỗi lượt cho những xe chỉ đi từ 300 m trên quốc lộ 91...

, nhiều phương tiện đã đậu xe tại trạm khiến giao thông ùn tắc, buộc chủ đầu tư phải liên tục xả cửa và có ngày lên tới 30 lần/ ngày để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực này

Nhiều phương tiện đã đậu xe tại trạm khiến giao thông ùn tắc, buộc chủ đầu tư phải liên tục xả cửa và có ngày lên tới 30 lần/ ngày để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực này.

Dự án được hình thành và thu phí từ cuối năm 2016, nhưng ngay sau đó trạm T2 BOT quốc lộ 91 liên tục bị chính quyền, người dân và doanh nghiệp tỉnh An Giang phản ứng vì cho rằng đặt sai chỗ. Thế nhưng không hiểu lý do gì mà Bộ GTVT vẫn đề nghị cho đặt trạm T2 (đoạn qua phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) như hiện nay sau khi cầu Vàm Cống khởi công gần 1 năm đã khiến dư luận bức xúc.

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì từ số liệu doanh thu các trạm BOT trong quý 1/2019?

    00:00, 22/05/2019

  • Kiểm toán nhà nước: Các dự án BOT, BT gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

    17:30, 20/05/2019

  • Cấp tín dụng cho bất động sản, BOT, BT tiềm ẩn rủi ro

    09:30, 20/05/2019

  • Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bình Phước báo cáo về trạm thu phí BOT trước ngày 15/5

    11:02, 27/04/2019

  • Bình Phước: Trạm thu phí BOT DT 741 “thất thủ” vì bị tài xế phản ứng!

    14:41, 26/04/2019

Cụ thể, ngày 01/11/2013, Chánh Văn phòng Bộ GTVT Nguyễn Văn Lưu đã ký văn bản thông báo truyền đạt kết luận của ông Nguyễn Văn Thể (lúc này là thứ trưởng Bộ GTVT) về việc triển khai dự án BOT QL 91 và việc đặt trạm thu phí T1 để hoàn vốn.

Theo kết luận trên, dự án BOT QL 91 ban đầu chỉ có một giai đoạn đó là cải tạo, nâng cấp QL 91 đoạn từ km14 - km50+889.

Ngày 22/11/2013, UBND TP Cần Thơ chấp thuận việc Công ty CP đầu tư QL 91 Cần Thơ - An Giang đặt trạm T1 tại km16+905 (phường Phước Thới, quận Ô Môn). Trên cơ sở đó, Bộ GTVT có quyết định chấp thuận cho Công ty CP đầu tư QL 91 Cần Thơ - An Giang đầu tư xây dựng dự án nêu trên.

Sự việc có lẽ sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu không phát sinh dự án “nâng cấp, cải tạo QL 91B. QL 91B (nằm trong nội ô Cần Thơ) bị hư hỏng nghiêm trọng sau 2 năm đưa vào sử dụng. Và trước những vấn đề này, ngày 21/7/2014, tại buổi làm việc giữa Bộ GTVT, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND TP Cần Thơ tiếp tục đề xuất mở rộng thêm tuyến QL 91B. Do đó, tại hội nghị này đã thống nhất ghép dự án mở rộng QL 91B vào chung với dự án QL 91 được phê duyệt trước đó.

Từ đó, Bộ GTVT có văn bản gửi HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đề nghị thống nhất chủ trương đầu tư, phương án, quy mô đầu tư cải tạo, mở rộng QL 91B từ km0 đến km15+793. Sau các đề xuất của địa phương cùng các bộ, ngành liên quan trình lên, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho ghép dự án QL 91B vào QL 91. Quá trình này đã làm dự án BOT QL 91 từ 1 thành 2 giai đoạn đầu tư.

Tuy nhiên có một điều khó hiểu trong việc đặt trạm thu phí là: “đáng lẽ ra khi đầu tư tại đâu thì đặt trạm thu phí trên tuyến đường đó”. Thế nhưng, Bộ GTVT lại đề nghị đặt trạm T2 thu phí hoàn vốn cho tuyến đường này tại km50+050, nằm trên tuyến QL 91, gần ngay đoạn qua phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ như hiện nay đã dẫn tới bức xúc và phản ứng của người dân.

Doanh nghiệp góp ý, phản ứng… vẫn xây dựng?

Sau khi dự án QL 91 hoàn thành, đưa vào thu phí trạm T1 vào tháng 3/2016, đến năm 2017 trạm T2 cũng được đưa vào vận hành thu phí.

Trước sự việc đặt sai vị trí trạm thu phí, trạm T2 đã gặp phản ứng khá gay gắt từ Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang, Kiên Giang và nhiều doanh nghiệp.

Đa số cho rằng họ không sử dụng QL 91B (nằm trong nội ô Cần Thơ) và chỉ sử dụng khoảng 300m đường ở dự án QL 91 nhưng phải trả phí cho toàn dự án là khó có thể chấp nhận.

Trước những bức xúc của người dân, doanh nghiệp và kiến nghị của địa phương, tháng 6/2017 Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật có công văn hỏa tốc giải đáp kiến nghị mua lại dự án BOT QL 91 của UBND TP Cần Thơ và kiến nghị di dời trạm T2 của UBND tỉnh An Giang. Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng việc mua lại dự án BOT (QL 91 và QL 91B) là chưa có tiền lệ và ngân sách nhà nước cũng rất hạn hẹp. Do đó, riêng việc di dời trạm T2, Bộ GTVT cũng đề nghị chủ đầu tư rà soát, xem xét trên nguyên tắc "khả thi về phương án tài chính", giao Vụ Đối tác công tư và Tổng cục Đường bộ tham mưu xử lý.

Trước sự việc đặt sai vị trí trạm thu phí, trạm T2 đã gặp phản ứng khá gay gắt từ Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang, Kiên Giang và nhiều doanh nghiệp.

Trước sự việc đặt sai vị trí trạm thu phí, trạm T2 đã gặp phản ứng khá gay gắt từ Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang, Kiên Giang và nhiều doanh nghiệp. 

Tương tự, ngày 4/1/2018, Văn phòng Chính phủ có thông báo truyền đạt kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương có liên quan kiểm tra, đánh giá để có phương án đặt trạm phù hợp nhất trước khi khánh thành cầu Vàm Cống.  Thế nhưng, không hiểu các bộ, ngành giải quyết thế nào, hiện tại trạm thu phí BOT T2 vẫn án ngữ ở vị trí cũ và tiếp tục thu phí khiến cho dư luận bức xúc, nhiều tài xế đã phản ứng bằng cách “đi bao nhiêu, trả bấy nhiêu…” đã khiến cho giao thông tại khu vực này ách tắc, trạm thu phí phải xả trạm liên tục và có ngày lên tới 30 lần/ngày. Và hiện dự án đã tạm dừng thu phí để chờ các cơ quan chức năng giải quyết.

Tuyến QL 91 được nâng cấp cải tạo mặt đường với tổng chiều dài gần 37km (không tính các tuyến tránh). Tuyến QL 91B được đầu tư nâng cấp cải tạo mặt đường với tổng chiều dài gần 16km.

Tổng mức đầu tư hơn 1.720 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 400 tỉ đồng, vốn công ty tự có 280 tỉ đồng, còn lại vay ngân hàng.

Sau khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư được phép thu phí trong thời gian là (17 năm 9 tháng), với 2 trạm thu phí T1 và T2 đặt trên tuyến QL 91. Mức giá thu phí thấp nhất 35.000 đồng, cao nhất là 200.000 đồng/lượt xe.

Sau quyết toán, vốn đầu tư giảm được 300 tỉ đồng, nhưng mức giá thu phí vẫn giữ nguyên. Thời gian thu phí hoàn vốn cho toàn dự án được Bộ Tài chính thông qua cho phép nâng lên thêm 6 năm 4 tháng.

Thế nhưng, sau đó một lần nữa Tổng cục Đường bộ đã có quyết định cho phép thời gian thu phí hoàn vốn của dự án này tăng lên đến 43 năm với lý do là thời gian vừa qua có xem xét giảm giá vé cho một lượng xe khu vực xung quanh trạm thu phí.

Trạm thu phí T2 sai vị trí: Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị “15 lần” nhưng đều bị bỏ ngoài tai! DĐDN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc

Hương Giang - Minh Ngọc