Gian nan thực hiện Luật Quy hoạch
Luật Quy hoạch từ khi đề xuất đến khi Quốc hội thông qua nhận được sự đồng tình của nhiều Bộ, ngành, chuyên gia nhưng lại khá gian nan trong quá trình thực hiện.
Luật Quy hoạch mới có hiệu lực 6 tháng, nhưng nhiều nơi đã kêu trời vì những hạn chế trong triển khai, khiến Chính phủ vừa có một cuộc họp “chuyên đề” để giải quyết những vướng mắc trong khâu thực thi.
Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Nguyên nhân “căn cốt” của việc vướng mắc thi hành Luật Quy hoạch là vì Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn chậm. Luật đã được ban hành từ 2017, nhưng đến tháng 5 vừa qua mới có Nghị định hướng dẫn. Thêm vào đó, hồ sơ dự án chưa đủ thuyết phục khi mới có ý kiến của 5 trong số 47 Bộ, ngành T.Ư; 63 tỉnh thành, các doanh nghiệp, các hiệp hội đều không có ý kiến. “Đây không phải lần đầu tiên Chính phủ làm chậm. Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Chỉ cần nhìn vào quy hoạch khoáng sản do Bộ Công Thương phụ trách, trong 6 năm (từ 2009 đến 2015), có 64 lần điều chỉnh quy hoạch, mỗi lần bổ sung thêm 1 mỏ vào, và chỉ 1 đến 2 tháng sau khi bổ sung vào quy hoạch là mỏ đó được cấp phép. Thực tế, các doanh nghiệp cho biết xin phép dự án không khó gì, cái khó chính ở chỗ xin bổ sung quy hoạch. Cơ chế làm cho doanh nghiệp nào "canh" được thời điểm bổ sung quy hoạch, lập tức nộp hồ sơ thì các doanh nghiệp khác không thể trở tay kịp, nên chỉ có họ được cấp phép. Bản chất của việc này là cấp phép thông qua việc bổ sung quy hoạch, chứ không phải quá trình cấp phép thông qua đấu giá minh bạch như quy định. Vì thế, dù "rất thừa nhận là thắt chặt điều chỉnh quy hoạch cục bộ sẽ dẫn đến dự án đình trệ, địa phương bị bó tay trong điều chỉnh", nhưng Quốc hội vẫn phải lựa chọn: một đằng chấp nhận phát triển nhanh với đằng sau đó là không minh bạch, là doanh nghiệp sân sau, là nguy cơ lớn của hối lộ. Một đằng chấp nhận phát triển chậm lại, nhưng minh bạch, công khai. |
Quy hoạch bên dưới đều tắc
Theo Luật Quy hoạch, đến tháng 11/2021 cả nước mới có quy hoạch tổng thể quốc gia. Trong thời điểm “trống” từ nay đến đó, các quy hoạch bên dưới đều tắc vì quy định quy hoạch quốc gia phải làm trước. Đi kèm với đó là trong khi quy hoạch mới chưa được ban hành thì đã quy định bãi bỏ quy hoạch cũ, nhưng quy định chuyển tiếp tại Luật Quy hoạch chưa đầy đủ nên không thể thực hiện được.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều vướng mắc trong triển khai Luật quy hoạch
10:06, 18/07/2019
Thanh Hóa: Quy hoạch “chồng chéo” doanh nghiệp dệt may kêu khó
11:00, 17/07/2019
Thiếu trường học tại các khu đô thị: Bản quy hoạch lỗi có thể khắc phục
07:45, 16/07/2019
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Không có quy hoạch thì không thu hút được nguồn lực phát triển
16:10, 15/07/2019
Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ hoàn thành vào năm 2021
15:33, 15/07/2019
"Chồng chéo" Luật Quy hoạch
12:35, 15/07/2019
Hiện cộng đồng doanh nghiệp rất lúng túng khi thực hiện Luật Quy hoạch mới. Từ ngày 01/1/2019 các văn bản không tương thích với luật Quy hoạch không còn hiệu lực, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện thủ tục thì phải tuần tự từ dưới lên nhưng giờ rất nhiều văn bản “mắc” ngay ở dưới địa phương do thiếu các quy định, địa phương cũng không biết thực hiện sao. Đơn cử như quy hoạch điện mặt trời hiện có công suất 8.000MW nhưng cả nước đang vận hành hơn 4.000MW làm quá tải hệ thống lưới điện, đây là bất cập chậm thực thi Luật Quy hoạch. Cũng ngay tại phiên họp của Chính phủ về triển khai Luật Quy hoạch, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, TP buộc phải dừng 20 dự án đầu tư vì các quy hoạch hết hiệu lực...
Hay mới đây Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) đưa ra cả một danh mục 46 trang về các vướng mắc trong thủ tục hành chính, trong đó vấn đề nóng nhất theo các doanh nghiệp Mỹ là ách tắc trong thực thi Luật Quy hoạch.
Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ khoá trước 3 lần hoãn trình dự án Luật này, và khi trình rồi vẫn có thành viên lãnh đạo Chính phủ bảo lưu ý kiến. Cả ở 3 cấp độ: Lý luận, thực tiễn và pháp lý, Luật Quy hoạch không đơn giản là tích hợp quy hoạch, dù rằng cái quy hoạch tích hợp ấy nó như thế nào, chưa có cơ sở phương pháp luận nào cả, mà ngay việc triển khai trong thực tế sẽ rất rối rắm, tốn kém, không lường được. Còn cố tình ban hành thì vừa chủ quan duy ý chí, vừa máy móc siêu hình, một bộ phận khác là chưa nắm rõ tình hình.
Xây dựng quy hoạch là công việc chuyên môn của các chuyên gia và nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó việc khai thác các năng lực dự báo của họ đóng vai trò quan trọng nhất. Hoàn toàn không giống với trước kia khi quy hoạch là đặc quyền chính trị và chịu sự áp đặt từ trên xuống. Do đó, có thể nói các bộ, ngành khi bận rộn với chức năng chính là quản lý hành chính trong lĩnh vực phụ trách thì rất khó có khả năng tốt để làm quy hoạch.
Việc ban hành quy hoạch lại thuộc phạm trù khác, bởi khi đó cần có cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển tải các quy hoạch thành công cụ pháp luật để quản lý. Cũng từ góc độ pháp luật, cần hiểu rằng quy hoạch, một khi đã được thông qua sẽ ràng buộc tất cả các chủ thể liên quan, từ cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức kinh tế và người dân. Do đó, việc tránh cho các cơ quan bộ, ngành riêng rẽ xây dựng và ban hành quy hoạch chính là một nguyên lý chung nhằm tránh xung đột về lợi ích, đồng thời bảo đảm trật tự, kỷ cương của Nhà nước và xã hội.
Nếu vướng… sẵn sàng sửa
Dẫn chứng trường hợp tương tự đó là Luật Đầu tư công. Từ lúc khởi thảo trình Quốc hội đã gây tranh cãi quyết liệt, thậm chí tưởng chừng không thể thông qua được. Đến lúc được Quốc hội thông qua, tưởng rằng sẽ yên nhưng vẫn trong tình trạng sẵn sàng “bị đè ra” đổ lỗi do luật mà vướng, do luật mà ách tắc. Thậm chí Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã phải chung tay tổ chức một phiên giải trình về đạo luật này với sự tranh luận đến cùng giữa các bên liên quan thì kết luận đã rất rõ ràng: Vướng không phải là do luật mà nằm ở khâu thực thi.
Sự kém phối hợp trong công tác giữa các bộ, ngành hiện nay thuộc đối tượng của cải cách hành chính và cần được giải quyết tổng thể, bởi nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước chứ không riêng gì công tác quy hoạch. Để có một sự cải cách thật sự trong công tác quy hoạch cần xác định lại vai trò và chức năng của Chính phủ hay chính quyền nói chung. Bởi chính quyền can thiệp chủ động vào đời sống kinh tế- xã hội thông qua biện pháp chính sách, các loại giấy phép và quy hoạch.
Chúng ta đã tuyên ngôn về một chính phủ kiến tạo, phục vụ, có nghĩa rằng Nhà nước sẽ tiếp tục can thiệp nhưng cho mục tiêu vì lợi ích phát triển xã hội và cho người dân, hơn là để kiểm soát và cai trị. Vậy cần thay đổi mục tiêu và đối tượng của quy hoạch với quan điểm rằng phát triển là công việc của thị trường và người dân, Nhà nước chỉ kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực có sẵn, bao gồm sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ phát triển. Theo định hướng đó, mô hình thành lập các hội đồng quy hoạch ở cấp trung ương và địa phương, tinh gọn và ít tốn kém, thay cho việc lập quy hoạch theo từng ngành riêng rẽ sẽ là phù hợp.
Về phía pháp luật nếu sai, luật vướng chúng ta sẵn sàng sửa nhưng phải rạch ròi. Nếu sửa luật vì thực tiễn điều hành không theo kịp là làm ngược với nguyên tắc của nhà nước pháp quyền.
Trước mắt nhiều dự án xây dựng trên toàn quốc phải chậm lại vì đợi quy hoạch, trong thời gian giao thoa này về phía Chính phủ cần sớm ban hành quy định cho triển khai tiếp các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó như: quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới và làm cùng lúc các quy hoạch để rút ngắn thời gian chờ đợi.
Một điểm đáng mừng là Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, có chức năng tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.