Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Nhiều Đại biểu đồng tình giữ giờ làm việc 48 giờ/tuần 

Thy Hằng 23/10/2019 10:15

Cho ý kiến về quy định giờ làm việc bình thường tại Dự Luật Lao động (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình cho rằng nên giữ mức 48 giờ/tuần để đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Cho ý kiến thảo luận về Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sáng ngày 23/10, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị phóng nhận định, đây là dự án luật có phạm vi điều chỉnh rộng, có nhiều nội dung mới được sửa đổi và chưa có tiền lệ tại Việt Nam.

Sáng ngày 23/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và tiến hành thảo luận toàn thể về Dự án luật này.

Sáng ngày 23/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và tiến hành thảo luận toàn thể về Dự án luật này.

“Do đó, Quốc hội vừa có trách nhiệm cụ thể hoá chủ trương của Đảng, xây dựng pháp luật phù hợp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của các bên”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau, do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các đại biểu thảo luận thể hiện sự thận trọng của quyết sách, đồng thời để Luật khi ban hành cũng sẽ đảm bảo tính thực thi.

Thảo luận tại Nghị trường, nhiều đại biểu cho biết đồng thuận với những quy định về mở rộng đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Dự luật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề của Dự luật chưa được thống nhất nên Dự thảo đưa ra các phương án để Đại biểu cho ý kiến. Trong đó, quy định về giờ làm việc bình thường và giờ làm thêm nhận được nhiều ý kiến thảo luận của Đại biểu. 

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nhận định, báo cáo đánh giá tác động của đề xuất điều chỉnh giờ làm việc bình thường không quá 48 giờ/tuần xuống mức 44 giờ/tuần cho thấy sẽ gây tác động lớn tới người lao động và doanh nghiệp cả nước. Theo đó, ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động và việc điều chỉnh sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.

“Giảm giờ làm việc chưa phù hợp khi mà năng suất lao động của Việt Nam chưa cao, thậm chí thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Do đó, kiến nghị giữ nguyên giờ làm việc bình thường không quá 48 giờ/tuần và khuyến khích doanh nghiệp tự giảm giờ làm”, Đại biểu Trần Văn Tiến nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho biết đồng tình với quy định giờ làm việc bình thường giữ nguyên mức 48 giờ/tuần như dự luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Phương án nào hài hoà lợi ích?

    06:30, 23/10/2019

  • Những “bất đồng” của Dự Luật Lao động sẽ được bàn thảo tại Nghị trường

    06:00, 23/10/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): “Bỏ quên” lao động sáng tạo

    05:00, 16/10/2019

Đại biểu lý giải, giảm thời gian lao động sẽ làm giảm tiền lương của chính người lao động bởi mức lương tối thiểu vùng hiện được căn cứ theo mức lương theo 48 giờ/tuần.

Giữ giờ làm việc bình thường 48 giờ/tuần cũng giúp duy trì sản xuất trong bối cảnh doanh nghiệp khó tuyển thêm lao động.

“Nếu giảm giờ làm, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Riêng với các ngành giảm da giày, thuỷ sản, ước tính nếu giảm giờ làm thì sản lượng và kim ngạch 20 tỷ USD mỗi năm”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Tại Nghị trường nhiều đại biểu cũng dẫn chứng, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo PPP 2011 (sức mua tương đương), năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philipin.

Trong khi đó, các quốc gia này vẫn đang duy trì mức làm thêm giờ 48 giờ/tuần. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ giảm sức cạnh tranh nếu tiếp tục giảm giờ làm việc.

Thy Hằng