Hoá giải bất cập trong Luật Đấu thầu
Ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
>>Nan giải đấu thầu thuốc
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Trước đó, tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, đa số ý kiến đề nghị trong quá trình sửa đổi luật, Ban soạn thảo làm rõ những vướng mắc do Luật Đấu thầu hiện hành và bất cập do việc tổ chức thực hiện.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, sau gần 8 năm thực hiện, Luật Đấu thầu đã tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động mua sắm, quản lý, sử dụng vốn nhà nước, góp phần tiết kiệm chống tiêu cực, lãng phí trong việc lựa chọn nhà thầu, thực hiện đầu tư và mua sắm công.
Bên cạnh kết quả đạt được, Luật cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế về một số hoạt động mua sắm đấu thầu, lựa chọn nhà thầu chưa được quy định, hoặc quy định chưa đầy đủ trong luật.
>>Đề xuất quy định về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra
>>Thị trường xăng dầu rối loạn vì đa tầng nấc
Một số quy định vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện như vi phạm trong đấu thầu, thông thầu, gian lận trong đấu thầu vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư, tiền, tài sản của Nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước, cơ chế phân cấp, phân quyền, chính sách, khuyến khích sử dụng sản phẩm, hàng hóa trong nước, mua sắm sản phẩm mới sáng tạo xanh còn bất cập.
Vì vậy, Chính phủ đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện và đề nghị sửa đổi luật với 5 nhóm chính sách lớn. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã thẩm tra về vấn đề này.
Về tính thống nhất với hệ thống pháp luật, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) liên quan đến nhiều luật, như Luật Nhà ở, Luật Dầu khí, Luật Đầu tư công… Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị rà soát đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật; đồng thời trong điều về áp dụng pháp luật cần nêu rõ trong trường hợp luật này và luật khác quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì sẽ áp dụng luật nào.
Đối với quy định về chống tiêu cực, chống tham nhũng và gian lận trong đấu thầu, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng có tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, gian lận, tiêu cực trong đấu thầu.
Đánh giá của Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng trung ương cũng xác định đấu thầu là lĩnh vực có nhiều nguy cơ về tham nhũng. Vì vậy, cần xác định rõ tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu thời gian qua có nguyên nhân do luật không, nếu có thì nằm ở điều luật nào, sửa theo hướng nào.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đánh giá, Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) là dự thảo luật khó, vì không chỉ có vướng mắc trong thực tiễn mà cả trong công tác tổ chức thực hiện.
Ban soạn thảo cần phân biệt rõ điều khoản nào bất cập do luật, vướng mắc nào do sơ hở ở khâu tổ chức thi hành. Nhận diện rõ vướng mắc, bất cập này thì mới có phương án xử lý phù hợp, đảm bảo tính chặt chẽ, minh bạch của dự thảo luật.
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã bổ sung quy định liên quan đến đấu thầu trong lĩnh vực y tế, nhưng một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để xử lý một số bất cập như một số loại hàng hóa y tế như thuốc, vaccine, sinh phẩm mà các cơ quan của Liên hiệp quốc có thể mua với giá thấp hơn so với đấu thầu trong nước, đề nghị bổ sung quy định mua sắm thông qua các cơ quan Liên hợp quốc.
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng nêu vấn đề đang được xã hội quan tâm đó là đấu thầu tập trung thuốc, trang thiết bị y tế, Ban soạn thảo cần nghiên cứu làm rõ khó khăn trong quá trình này, do bất cập trong Luật Đấu thầu hiện hành hay do khâu tổ chức thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Đại biểu Quốc hội: Phục hồi thị trường trái phiếu và chứng khoán để gỡ “nút thắt” vốn
05:05, 01/11/2022
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ việc chậm tiến độ Quy hoạch điện VIII
03:30, 23/10/2022
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội
03:02, 22/10/2022
Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ba tư lệnh ngành
17:27, 21/10/2022