12 đại dự án thua lỗ và rắc rối tranh chấp EPC với đối tác Trung Quốc

Nguyễn Việt 09/06/2018 05:43

Tại Báo cáo kết quả xử lý tồn tại của các dự án yếu kém ngành Công Thương đề cập đến những vướng mắc, khó khăn đối với việc xử lý tranh chấp tại các Hợp đồng EPC với đối tác Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công thương xin rút thép Việt - Trung khỏi 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ

    18:30, 02/06/2018

  • “Không cấp thêm vốn nhà nước cho các dự án thua lỗ”

    15:56, 26/05/2018

  • Chua xót khi còn nhiều đại án tham nhũng, dự án thua lỗ nghìn tỷ

    09:42, 26/05/2018

  • Ba ngành cùng xử lý sai phạm 13 đại dự án thua lỗ

    19:25, 22/03/2018

Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex Đình Vũ) do các bên không dàn xếp được nên hiện đã có quyết định đưa ra giải quyết tại Tòa án Trọng tài quốc tế vào tháng 11/2018.

Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex Đình Vũ) do các bên không dàn xếp được nên hiện đã có quyết định đưa ra giải quyết tại Tòa án Trọng tài quốc tế vào tháng 11/2018.

Trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ đã có tới 8 dự án, doanh nghiệp có vướng mắc, tranh chấp Hợp đồng EPC gồm 3 dự án nhà máy thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là: Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, 3 Dự án nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gồm Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ và Công ty DQS; 01 Dự án thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam là Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên.

8 dự án nêu trên đến nay vẫn chưa giải quyết được theo tiến độ đã đề ra, một số trường hợp không dàn xếp được và phải đưa ra trọng tài quốc tế phân xử.

Trong đó, đối với 3 dự án Nhà máy sản xuất phân bón (Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai và Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi) do các bên không dàn xếp được nên hiện đã phải chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài quốc tế.

Đối với Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex Đình Vũ) do các bên không dàn xếp được nên hiện đã có quyết định đưa ra giải quyết tại Tòa án Trọng tài quốc tế vào tháng 11/2018.

Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ sau gần 31 tháng phải dừng sản xuất, đến ngày 10/4/2018, dự án đã khởi động lại được một phần với việc vận hành lại 3 dây chuyền. Dự kiến đến tháng 12/2018, nhà máy sẽ chạy đủ 29 dây chuyền của phân xưởng kéo sợi. Dự án này, đang làm việc với cơ quan điều tra của Bộ Công an nên tạm thời chưa triển khai thực hiện kiểm toán thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh theo như kế hoạch.

Đối với 4 dự án còn lại vẫn đang tiếp tục làm việc để giải quyết các tranh chấp nhưng chưa thống nhất được với các nhà thầu về phương án giải quyết tranh chấp và các giải pháp xử lý cuối cùng gồm Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Công ty DQS và Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên.

Vướng mắc cụ thể tại dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, do chưa hoàn thành việc khắc phục hệ thống xử lý nước thải và hoàn thiện chạy thử nghiệm thu toàn bộ Nhà máy nên chưa thể quyết toán Hợp đồng EPC để thanh quyết toán Dự án.

Tại Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, việc quyết toán Hợp đồng EPC của Dự án xây dựng Nhà máy Công nghiệp tàu thủy Dung Quất - Giai đoạn 1 và chuyển giao Dự án tàu 104.000 DWT vẫn chưa hoàn thành do vướng mắc về xác định giá trị hoàn thành quyết toán của tàu 104.000 tấn DWT.

Đánh giá việc nhiều công trình áp dụng theo hình thức EPC từ các nhà thầu Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từng thẳng thắn bày tỏ, với các dự án có nhà đầu tư Trung Quốc tham gia, lợi ích nhóm thường bị chi phối rất mạnh vì họ là bậc thầy của mua chuộc, đút lót.

Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cũng xác nhận: “Hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam không có thị trường, hầu hết các dự án công nghiệp dùng cơ chế chỉ định thầu hoặc cơ chế đấu thầu giá thấp nên đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc”.

Nguyễn Việt