Đạm Ninh Bình lại bị “tố” vì “chi phóng tay”

Nguyễn Việt 20/06/2018 09:31

“Chi phóng tay” cho các nhà phân phối dẫn đến giảm doanh thu, Đạm Ninh Bình là “đối tượng” nổi cộm nhất nằm trong diện kiểm tra của Tổng cục Thuế từ cuối năm 2017 đến nay.

Kết quả xác minh bước đầu cho thấy, Số tiền trả lãi cho nhà phân phối chưa có chứng từ theo quy định, dẫn đến chi phí không hợp lý.

Kết quả xác minh bước đầu của Đạm Ninh Bình cho thấy, số tiền trả lãi cho nhà phân phối chưa có chứng từ theo quy định, dẫn đến chi phí không hợp lý.

Kết quả xác minh bước đầu cho thấy, số tiền trả lãi cho nhà phân phối chưa có chứng từ theo quy định, dẫn đến chi phí không hợp lý. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, tổng số tiền mà Đạm Ninh Bình hỗ trợ giá trị vận chuyển bốc xếp cho 13 nhà phân phối đã đối trừ khi xuất hoá đơn là gần 1,29 tỷ đồng, dẫn đến giảm doanh thu số tiền tương ứng.

Cũng giai đoạn trên, Đạm Ninh Bình chi gần 2,59 tỷ đồng để hỗ trợ chi phí bán hàng gửi kho cho 13 nhà phân phối đã đối trừ khi xuất hoá đơn. Trong đó, năm 2013 là hơn 242 triệu đồng, làm giảm doanh thu số tiền tương ứng; giảm thuế VAT đầu ra 5% tương ứng với số tiền hơn 12 triệu đồng. Năm 2014, tổng số tiền chi là hơn 1,8 tỷ đồng làm giảm doanh thu số tiền tương ứng, giảm thuế VAT đầu ra 5% tương ứng với gần 91 triệu đồng.Năm 2015, số tiền hỗ trợ khiến giảm doanh thu là hơn 526 triệu đồng.

Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, Đạm Ninh Bình đã trả lãi cho 13 nhà phân phối là gần 8,9 tỷ đồng. Trong đó, 2 năm có số lãi phải trả cao nhất là 2013(4,35 tỷ đồng) và năm 2014 là hơn 3,3 tỷ đồng. Tổng số tiền trả lãi cho 13 nhà phân phối kể trên của Đạm Ninh Bình được cơ quan thuế xác định là chưa có chứng từ gốc theo quy định, dẫn đến chi phí không hợp lý tương ứng với số tiền 8,89 tỷ đồng.

“Chi phóng tay” để dẫn đến thua lỗ, nhưng Đạm Ninh Bình vẫn nhận được sự “yểm trợ” không biết mệt mỏi từ Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), cho dù tập đoàn này cũng đang đắm chìm trong “biển nợ”. Nợ phải trả của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) tính tới cuối năm 2017 là hơn 38.000 tỷ đồng trong đó nợ vay và nợ thuê tài chính là hơn 28.800 tỷ đồng, nợ vay lớn dẫn đến áp lực trả lãi lớn.

Song Vinachem vẫn rót thêm hàng trăm tỷ đồng cho dự án Đạm Ninh Bình chủ yếu là cho vay lại (lãi suất 6,5%/năm) để dự án này trả nợ ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn của Đạm Ninh Bình tại Vinachem đến cuối năm ngoái đã nâng lên hơn 2.598 tỷ đồng, tăng hơn 850 tỷ đồng so với năm 2016. Trong đó, con số dự phòng rủi ro cho khoản vay này là 258,28 tỷ đồng. Còn khoản đầu tư hơn 2.313 tỷ đồng của Vinachem vào Đạm Ninh Bình cũng đã trích lập dự phòng 100%. Ngoài ra, khoản vay trị giá hàng trăm tỷ đồng từ năm 2016 được hai bên đã phải ký phụ lục để gia hạn, chuyển sang năm 2017, nhưng đến hết năm 2017 số nợ gốc vẫn còn nguyên.

Cụ thể, khoản cho vay 120 tỷ đồng để Đạm Ninh Bình bổ sung vốn lưu động thực hiện tháng 2.2016 đã phải ký phụ lục đến 31/12/2017 là đáo hạn, nhưng số dư khoản vay này đến cuối 2017 vẫn y nguyên 120 tỷ đồng. Ngoài ra, Vinachem còn có 10 hợp đồng cho vay với Đạm Ninh Bình. Trong đó có những khoản rất lớn như khoản vay hơn 568 tỷ đồng ký hồi tháng 9/2015, khoản vay 366 tỷ đồng ký hồi tháng 8/2015, khoản vay 248 tỷ đồng ký hồi tháng 2/2016…

Nợ dài hạn của Đạm Ninh Bình với Vinachem trong năm ngoái giảm 441 tỷ đồng, nhưng dư nợ vẫn rất lớn, lên tới 6.726,5 tỷ đồng. Theo ghi nhận của Vinachem, tại dự án này, Tập đoàn có 625,8 tỷ đồng khoản phải thu cho vay bị xếp vào diện “nợ khó đòi” và khả năng chỉ thu hồi được 367,5 tỷ đồng trong số này. Thêm vào đó, khoản phải thu khác, trong đó có khoản thu ngắn hạn với BQL Dự án Đạm Ninh Bình tính tới ngày 31/12/2017 cũng đã lên tới 1.159 tỷ đồng.

Nguyễn Việt