Vingroup và “ngòi nổ” công nghệ

Song Nhi 22/08/2018 09:25

Vingroup đã chính thức định vị mục tiêu thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai.

Điều này như ngòi nổ kích hoạt sức sáng tạo trong bối cảnh 4.0 đang hiện diện không chỉ trên bình diện quốc gia.

Nguyễn ngọc hương

Tập đoàn Vingroup đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với 54 trường Đại học Khoa học công nghệ hàng đầu Việt Nam

Đồng thời với việc định vị lại mục tiêu tương lai của mình, Tập đoàn cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam. Việc đầu tư của Vingroup sẽ tạo ra một sự liên kết chặt chẽ từ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển, sáng tạo công nghệ mới, và ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất – nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Vingroup tuyên bố sản xuất Smartphone thương hiệu Vsmart

    11:44, 13/06/2018

  • “Ông lớn” Vingroup “tấn công” thị trường thiết bị điện tử

    09:22, 12/06/2018

  • Vingroup công bố tái cấu trúc thương hiệu Vinpearl

    14:18, 31/05/2018

  • VinGroup 3 năm liên tục là chủ đầu tư bất động sản uy tín nhất Việt Nam

    15:43, 19/04/2018

  • Vingroup: Người gieo hạt

    13:30, 19/04/2018

  • Vingroup lọt top đầu 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

    16:25, 22/03/2018

  • VinUni - Mảnh ghép trọn vẹn của hệ sinh thái giáo dục Vingroup

    16:10, 18/03/2018

Chính phủ hiệu triệu

Tại lễ ký kết, Tập đoàn Vingroup cũng chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính.

Nhưng không chỉ có Vingroup, trước lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc toàn bộ máy hành động để Việt Nam sớm bước lên “con tàu 4.0”, nhiều doanh nghiệp công nghệ đã bày tỏ sự sẵn sàng, đồng thời, kiến nghị Chính phủ cần tạo điều kiện để mỗi người dân và doanh nghiệp có cơ hội phát triển số nhanh hơn.

Nguyễn Hương Ngọc

Trong khuôn khổ của Lễ ký kết, Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt 4 đơn vị: Công ty Phát triển Công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu Công nghệ cao và Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ Ứng dụng

Tại “Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0”, với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, diễn ra mới đây, các doanh nghiệp đều bày tỏ sự sẵn sàng và đề xuất với Thủ tướng những giải pháp đế Việt Nam đi nhanh hơn.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định: Đất nước muốn sánh vai với các nước, phải phát triển công nghệ cao. Đất nước đang phát triển, có nhiều vấn đề cần giải quyết, chúng ta cần thu hút được những người giỏi trên thế giới để giải quyết những vấn đề do chúng ta đặt ra bằng công nghệ, sản phẩm xuất sắc. Những doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có khả năng tài chính tốt cần đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ cao, đó cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp với đất nước.
Cũng vì vậy, ông Hùng kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào việc nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ cao.

Cam kết chiến lược của doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup khẳng định: “Trải qua 25 năm đầu tư và tích lũy, đến nay, Vingroup đã hội tụ đủ các điều kiện để gia nhập lĩnh vực công nghệ - công nghiệp. Việc đầu tư mạnh mẽ vào hai mảng trên không chỉ giúp Vingroup phát triển lên một tầm cao mới mà còn góp phần tạo ra một hệ sinh thái về công nghệ - công nghiệp, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên bản đồ công nghệ - công nghiệp thế giới. Chúng tôi coi đó là sứ mệnh của mình và sẽ nỗ lực hết sức để hiện thực hóa khát vọng này”.

Doanh nghiệp hành động

Trở lại chuyện của Vingroup, để hiện thực hóa tham vọng của mình, Tập đoàn này đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp.

Với mảng thương mại dịch vụ hiện có - Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện và nâng cấp chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động nhằm biến hoạt động kinh doanh này thành chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, mà còn là hệ sinh thái quan trọng để hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công nghiệp.

Với mảng công nghiệp, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm điện thông minh - gia dụng. Dự kiến ngay cuối năm nay, Vingroup sẽ cho ra mắt điện thoại và tivi thông minh.

Nguyễn Ngọc Hương

Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup trao đổi hợp tác với đại diện lãnh đạo các trường đại học

Đặc biệt, với tham vọng mới, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn cho mảng công nghệ để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu tiên là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc thành lập Công ty VinTech, tách ra từ Công ty VinSmart. Công ty đã thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT). Mũi nhọn thứ hai là tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội. Mũi nhọn thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu.

Với lợi thế về tiềm lực tài chính, uy tín quốc tế, năng lực triển khai hiệu quả và hệ sinh thái đa dạng, tin rằng Vingroup sẽ trở thàng ngòi nổ kích hoạt khả năng sáng tạo của các doanh nghiệp Việt phát triển bền vững với bệ đỡ từ 3 mũi nhọn: Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ.

GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Big Data của Vingroup:

Viện Big Data chính thức ra mắt vào chiều 21/8, Viện Big Data trực thuộc VinTech với các chức năng nhiệm vụ chính gồm: Nghiên cứu các lĩnh vực mũi nhọn ngành Dữ liệu lớn như học máy (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo (Al)…; đào tạo một lớp trí thức mới, có kiến thức cao, năng động và độc lập, kết hợp giảng dạy với Trường đại học VinUni; đầu tư, đẩy mạnh các phát triển khoa học có tính ứng dụng. GS Vũ Hà Văn là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới nghiên cứu về xác suất thống kê và lý thuyết cộng tính số…GS Vũ Hà Văn từng làm việc tại ĐH California, ĐH Rutgers, GS thỉnh giảng tại ĐH Tổng hợp Paris và hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Yale, Mỹ. Trong cộng đồng nhà toán học người Việt trong và ngoài nước, GS Vũ Hà Văn rất nổi tiếng bởi ngoài GS Ngô Bảo Châu (đạt giải Fields) mới chỉ có ông đạt được các giải thưởng quốc tế danh tiếng trong lĩnh vực toán học như giải Polya năm 2008, giải Fulkerson năm 2012. Tại Việt Nam, từ năm 2011, ông tham gia Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) - nơi mà giáo sư Ngô Bảo Châu là Giám đốc khoa học.

Từ tháng 1/1/2019, Quỹ phát triển khoa học công nghệ trực thuộc viện Viện Big Data sẽ đi vào hoạt động. GS Vũ Hà Văn chia sẻ: “Mục đích của quỹ là hỗ trợ các trường đại học, các viện nghiên cứu triển khai những đề tài có ích cho xã hội. Chúng tôi có thể đảm bảo mức lương cao nhất có thể cho người nghiên cứu và nghiên cứu sinh đảm bảo cho cuộc sống. Để thực hiện chương này, Quỹ được Tập đoàn Vingroup đầu tư 1.000 tỉ đồng trong vòng 3 năm nhằm tạo ra thay đổi trong đời sống khoa học của Việt Nam”.

Song Nhi