Vinawaco "dềnh" lên nhiều khoản nợ sau 4 năm cổ phần hóa

Nguyễn Việt 10/09/2018 06:00

Chỉ trong vòng 4 năm sau cổ phần hóa, Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) "dềnh" lên ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này, chỉ trong vòng 4 năm sau cổ phần hóa, thông qua kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, phân tích báo cáo quyết toán tài chính 7 công ty con có vốn góp… Vinawaco phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này, chỉ trong vòng 4 năm sau cổ phần hóa, thông qua kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, phân tích báo cáo quyết toán tài chính 7 công ty con có vốn góp… Vinawaco phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng.

Việc không thống nhất được các tồn tại về tài chính là một trong những nguyên nhân khiến Vinawaco sau 4 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (ngày 30/5/2015) vẫn chưa thể quyết toán vốn để xác định phần vốn nhà nước - thủ tục quan trọng nhất để khép lại quá trình cổ phần hóa cũng như việc chuyển phần vốn này sang SCIC.

Bị “bác” đề xuất xóa nợ

Được biết, thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 6/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinawaco, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp sang công ty cổ phần từ ngày 30/5/2014 với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Sau cổ phần hóa, Tổng công ty Xây dựng đường thủy - CTCP có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, cổ đông Nhà nước nắm giữ 109.865.610.000 đồng, chiếm 36,62% vốn điều lệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thực hư số lỗ của Vinawaco?

    Thực hư số lỗ của Vinawaco?

    12:01, 12/08/2018

Theo quy định, quá trình cổ phần hóa Vinawaco chỉ được coi là kết thúc sau khi Bộ GTVT hoàn tất việc xử lý các tồn tại tài chính, xác định lại giá trị phần vốn nhà nước và chuyển quyền đại diện phần vốn nhà nước tại tổng công ty này về SCIC.

Thế nhưng, các khoản nợ, lỗ hình thành từ giai đoạn trước cổ phần hóa liên tục được bộc phát, khiến quá trình chuyển giao trở nên đình trệ và là nỗi ám ảnh của các cổ đông. Trong đó nặng nhất là khoản nợ trị giá 53 tỷ đồng từ Vietcombank.

Nói về khoản nợ này, trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bác đề xuất xóa nợ gốc cho khoản nợ nhận bàn giao 3 tàu nạo vét tại Vinawaco của Bộ Giao thông vận tải.

Viện dẫn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ năm 2005 tại công văn: số 2507/VPCP – KTTH ngày 13/5/2005 và Quyết định số 736/QĐ- NHNN ngày 23/5/2005, ông Nguyễn Đồng Tiến – Phó Thống đốc cho rằng, khoản nợ của Vinawaco được hạch toán theo dõi trên tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán để tiếp tục thu hồi nợ. Do vậy, đề nghị xóa nợ gốc để xử lý khoản nợ tại Vietcombank là không phù hợp.

Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo, đối với khoản nợ gốc (12,597 tỷ đồng), Vietcombank hạch toán theo dõi trên tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi thu hồi nợ. Toàn bộ số lãi phát sinh đến 8/3/2005 được xóa, việc tính lãi phát sinh được ngân hàng thực hiện theo quy định.

Phát hiện thêm 14 khoản nợ, lỗ

Theo báo cáo của Vietcombank, tổng số nợ của Vinawaco tại Vietcombank tính đến 15/2/2017 là 53,1 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 12,597 tỷ đồng; nợ lãi trong hạn là 27,2 tỷ đồng; nợ lãi phạt là 13,3 tỷ đồng. Vietcombank vẫn đang thực hiện theo dõi khoản vay nhưng chưa áp dụng biện pháp khởi kiện doanh nghiệp dù đã kéo dài hơn 22 năm và hướng xử lý là chưa rõ ràng.

Khoản nợ này được “khai quật” vào tháng 9/2016, sau khi Tổng công ty xây dựng đường thủy - CTCP (Vinawaco) nhận được thông tin có dư nợ xấu tại Vietcombank với số tiền là 12,597 tỷ đồng. Thông tin Tổng công ty có dư nợ xấu tại Vietcombank có dư nợ xấu đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty vì các khách hàng và các đối tác của Tổng công ty đặc biệt với các ngân hàng thương mại dừng các khoản cho vay và bảo lãnh thanh toán. 

Vinawaco cho biết, theo tài liệu của Vietcombank – Chi nhánh TP HCM cung cấp thì số nợ trên là khoản nợ đọng của Tổng công ty Xây dựng đường thủy – CTCP do nhận bàn giao 3 con tàu vận tải từ năm 1995.

Năm 2005, Vinawaco đã hạch toán giảm nợ Ngân hàng và tăng lãi cho sản xuất kinh doanh tại thời điểm năm 2005. Từ đó đến nay, Vinawaco không nhận được biên bản đối chiếu công nợ nào của Vinawaco – Chi nhánh TP HCM, do vậy trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của Vinawaco không có bất kỳ khoản nợ phải trả nào đối với Vietcombank – Chi nhánh TP HCM.

Tính đến thời điểm này, chỉ trong vòng 4 năm sau cổ phần hóa, thông qua kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, phân tích báo cáo quyết toán tài chính 7 công ty con có vốn góp… Vinawaco phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng.

Nguyễn Việt