Cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản bứt phá

Nguyễn Việt 24/09/2018 07:30

Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm Mỹ (FSIS) vừa đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện tương đương để xuất khẩu cá Siluriformes (bộ cá da trơn, bao gồm cá tra, ba sa…) vào thị trường Mỹ.

FSIS) vừa đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện tương đương để xuất khẩu cá Siluriformes (bộ cá da trơn, bao gồm cá tra, ba sa…) vào thị trường Mỹ.

FSIS vừa đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện tương đương để xuất khẩu cá Siluriformes (bộ cá da trơn, bao gồm cá tra, ba sa…) vào thị trường Mỹ.

Đây là tin vui cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam, sau khi FSIS thanh tra 8 trên tổng 13 cơ sở của Việt Nam đang xuất khẩu cá Siluriformes (cá da trơn) sang Mỹ. Vì sau khi Mỹ áp thuế CBPG cao vào đầu năm nay, chỉ còn 2 doanh nghiệp Việt trụ lại là Công ty thủy sản Vĩnh Hoàn và Biển Đông, Trước đó, khoảng 11 doanh nghiệp.

Cơ hội lớn

Trong Dự thảo đề xuất, FSIS đã công nhận hệ thống kiểm tra cá da trơn ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan tương đương với hệ thống của Mỹ. Nếu dự thảo đề xuất này là quyết định cuối cùng của Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan sẽ đủ điều kiện xuất khẩu cá da trơn sang thị trường này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Quá trình lấy ý kiến về đề xuất này sẽ kéo dài trong 30 ngày kể từ ngày đăng 14/9. 

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ áp thuế cao, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nói gì?

    Mỹ áp thuế cao, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nói gì?

    10:58, 22/03/2018

Theo VASEP, cả ba quốc gia trên đã gửi đầy đủ tài liệu cho FSIS nhằm đánh giá và công nhận quá trình kiểm soát hệ thống chất lượng tương đương và đủ điều kiện xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ. FSIS cũng đã xem xét tài liệu và tiến hành kiểm tra thực địa tại các quốc gia này trước khi đưa ra kết luận trong bản Dự thảo.

Đối với Việt Nam, FSIS đã thanh tra 8 trên tổng 13 cơ sở đang xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ và không tìm thấy bất kỳ thiếu sót nào có thể gây hại trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã phải trải qua 13 đợt rà soát hành chính năm (POR) và một lần rà soát hoàng hôn năm 2009 (là rà soát được thực hiện ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức, hoặc kể từ ngày có kết quả rà soát - nếu rà soát được tiến hành cả về biên phá giá và thiệt hại).

Gần đây nhất là kết quả áp đặt quá cao của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong POR 13 lên sản phẩm cá tra Việt Nam đã có tác động đáng kể đến tiến trình tự do thương mại, quyền lợi người tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng đến ngành cá tra, sinh kế của nông dân Việt Nam.

Cạnh tranh cao

Mặc dù dự báo xuất khẩu cá tra cả năm 2018 sẽ đạt trên 2 tỷ USD, nhưng theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, một trong những thách thức của ngành cá tra Việt Nam hiện nay là các nước đang quan tâm đến phát triển nuôi cá tra. Hiện Việt Nam có sản lượng cá tra 1,3 triệu tấn, Ấn Độ cũng đã có 650.000 tấn, Bangladesh 450.000 tấn, Indonesia 110.000 tấn.Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra ở Hải Nam.

Ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) cho biết, sản phẩm cá tra của Indonesia, Bangladesh đã tham gia vào thị trường xuất khẩu, mặc dù hiện đang chiếm thị phần nhỏ nhưng trường hợp 2 quốc gia này đầu tư và tăng sản lượng nuôi thì đây sẽ là yếu tố cạnh tranh quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Còn ông Võ Đông Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ cho rằng, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi theo hướng tích cực để cạnh tranh, phải biết rằng mình đứng ở vị trí nào, cải thiện tất cả mọi mặt từ nuôi, chế biến, xuất khẩu, kể cả phải tính toán lại cách thức tổ chức sản xuất...

Nguyễn Việt