“Cà phê tươi” chỉ đánh vào cảm xúc người tiêu dùng

Nguyễn Việt 20/10/2018 11:10

Trong thời gian chờ đợi có bộ tiêu chuẩn công nhận cà phê tươi được ra đời thì cơ quan quản lý quảng cáo, truyền thông cần vào cuộc, tăng cường quản lý để bảo vệ người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Viết Vinh - Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cũng khẳng định, hiện nay Việt Nam chưa có bộ quy chuẩn cụ thể để xác định thế nào là cà phê tươi.

Ông Nguyễn Viết Vinh - Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam khẳng định, hiện nay Việt Nam chưa có bộ quy chuẩn cụ thể để xác định thế nào là cà phê tươi.

Chia sẻ về câu chuyện "cà phê tươi" trong các sản phẩm cà phê hòa tan trên thị trường Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Lan - Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk cho rằng, trong khi Việt Nam chưa có tiêu chuẩn thế nào được gọi là "cà phê tươi" nhưng nhiều hãng sản xuất đã tự công bố sản phẩm của mình là cà phê tươi để đánh vào cảm xúc người tiêu dùng, định hướng hành vi sử dụng.

"Trong những trường hợp như thế này thì doanh nghiệp được lợi, cơ quan quản lý gặp khó vì chưa có đủ tiêu chuẩn để căn cứ xác định vi phạm, xử phạt. Còn thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng khi tưởng rằng mình đang sử dụng cà phê tươi nhưng thực chất không phải", bà Lan bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Georgia Coffee Max - Cà phê sữa uống liền đã có mặt tại Việt Nam

    Georgia Coffee Max - Cà phê sữa uống liền đã có mặt tại Việt Nam

    10:40, 19/10/2018

  • Tín Nghĩa

    Tín Nghĩa "khởi động" cuộc chơi cà phê hòa tan

    08:00, 17/10/2018

  • Café PHỐ bán hơn 1 tỷ ly cà phê tại thị trường Việt Nam

    Café PHỐ bán hơn 1 tỷ ly cà phê tại thị trường Việt Nam

    10:05, 10/10/2018

  • Cà phê chuẩn toàn cầu cho người Việt

    Cà phê chuẩn toàn cầu cho người Việt

    05:31, 07/10/2018

Nói về câu chuyện cà phê tươi, chuyên gia quản trị chất lượng Vũ Thế Thành cũng không biết cụm từ "cà phê tươi" nghĩa là gì. "Cà phê tươi hay héo nói chung không cần quy chuẩn riêng, chỉ cần tuân thủ quy chuẩn chung về cà phê là đủ. Tương tự như cà phê "nguyên chất", tôi cũng không hiểu ý nghĩa của nó. Vấn đề là phải minh bạch, trộn thứ gì vào cà phê thì phải khai báo, có an toàn cho người tiêu dùng không?”, ông Thành băn khoăn.

Vẫn theo ông Thành, đừng nghĩ rằng, chỉ cà phê "nguyên chất" mà mình uống mới là điệu nghệ, và phê phán, dè bỉu người khác. Chỉ là chiêu trò kinh doanh và "cà phê tươi" cũng nằm trong kiểu marketing đó thôi.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm cũng cho rằng, từ "tươi" trong ngành thực phẩm được hiểu theo nghĩa cạnh tươi sống, chưa qua chế biến. Còn với những đồ đã qua chế biến thì không thể được gọi là "tươi".

"Đã là cà phê qua chế biến, dù có giữ lại hương vị bằng công nghệ trích ly, cô đặc cũng không thể gọi là cà phê "tươi" được. Công nghệ cao và sản phẩm hữu cơ là hoàn toàn khác nhau mà chỉ có thể được gọi là cà phê an toàn, cà phê sạch, cà phê hưu cơ...", ông Thịnh nói.

Ông Nguyễn Viết Vinh - Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cũng khẳng định, hiện nay Việt Nam chưa có bộ quy chuẩn cụ thể để xác định thế nào là cà phê tươi. Khái niệm "cà phê tươi" chưa được một cơ quan có thẩm quyền nào định nghĩa mà chỉ là quan niệm riêng của mỗi người.

"Hiện nay Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đang phối hợp cùng với Bộ NN&PTNT sớm đưa ra một bộ quy chuẩn về cà phê tươi để các doanh nghiệp, người tiêu dùng xác định rõ về khái niệm này", ông Vinh cho biết.

Nguyễn Việt