Vì sao khó kiểm soát thất thoát khi cổ phần hóa DNNN?

Nguyễn Việt 10/11/2018 03:31

Con số thất thoát từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng hay nhiều hơn thế nữa...

Kết luận thanh tra “công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam” của Thanh tra Chính phủ mới đây chỉ ra rất nhiều sai phạm trong việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam.

Kết luận thanh tra “công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam” của Thanh tra Chính phủ mới đây chỉ ra rất nhiều sai phạm trong việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam.

Đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) tại Diễn đàn Thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Theo ông Nam, nguyên nhân là vì vốn liếng, tài sản giao cho DNNN không rõ ràng, minh bạch và rất khó tính toán.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phần hóa DNNN: Quan ngại thất thoát tài sản công và hiện tượng tư nhân hóa ngầm

    Cổ phần hóa DNNN: Quan ngại thất thoát tài sản công và hiện tượng tư nhân hóa ngầm

    06:30, 08/11/2018

  • Nên có Luật cổ phần hóa DNNN

    Nên có Luật cổ phần hóa DNNN

    11:05, 09/08/2018

  • Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN

    Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN "ì ạch"

    15:08, 25/07/2018

  • Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội Dự Luật về Cổ phần hóa DNNN

    Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội Dự Luật về Cổ phần hóa DNNN

    13:43, 28/05/2018

  • Cách gỡ nút thắtp/cổ phần hóa DNNN

    Cách gỡ nút thắt cổ phần hóa DNNN

    15:35, 09/05/2017

  • Tin nóng trong tuần: Hội nghị Thủ tướng gặp DN; Mổ xẻ vấn đề độc quyền nhà nước,  cổ phần hóa DNNN, những quy định mói về tuyển sinh đại học 2017

    Tin nóng trong tuần: Hội nghị Thủ tướng gặp DN; Mổ xẻ vấn đề độc quyền nhà nước,  cổ phần hóa DNNN, những quy định mói về tuyển sinh đại học 2017

    10:32, 25/02/2017

Phân tích cụ thể, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết, vấn đề thất thoát khi cổ phần hóa DNNN ai cũng biết và sự thất thoát đó diễn ra ở nhiều phương diện. Có khi đó là vốn ngân sách cấp cho doanh nghiệp, doanh nghiệp khai làm việc nọ, việc kia nhưng thực tế lại không làm hoặc dành tiền làm việc khác. Có khi đó là đất đai, mặt bằng mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp, nhưng thực tế cần ít thì doanh nghiệp vẫn xin nhiều, một phần được đưa vào kinh doanh, trốn thuế, một phần được chuyển nhượng để chia chác nhau. Cũng có khi tài sản dưới dạng máy móc, trang thiết bị được điều chuyển cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp khai giá cả không đúng, không có cơ quan định giá...

"Như vậy, tài sản, vốn liếng tài sản Nhà nước cấp cho doanh nghiệp ở rất nhiều dạng, phương diện khác nhau mà lại thiếu minh bạch, rõ ràng. Trước đây, cả một thời gian dài ở Việt Nam có tình trạng không phân định rõ giữa tài sản của doanh nghiệp với Nhà nước, người ta coi DNNN cũng là của Nhà nước, khi chuyển từ đơn vị nọ sang đơn vị kia thì không cần phải chi li. Bây giờ bảo tính toán cho đúng, cho đủ những tài sản, vốn liếng ấy thì e rằng không tính được", vị chuyên gia bày tỏ.

Cho rằng con số thất thoát không xác minh được, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại ngờ rằng con số ấy còn lớn hơn nhiều con số hàng ngàn tỷ đồng mà một số chuyên gia đưa ra.

Ông Nam dẫn chứng, năm 2016, Kiểm toán Nhà nước xác định giá trị của 7 doanh nghiệp, đã làm tăng vốn nhà nước lên trên 20.800 tỷ đồng.

Sang năm 2017, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục làm tại 6 doanh nghiệp và cũng làm tăng vốn nhà nước lên trên 8.900 tỷ đồng. Tính ra bình quân mỗi doanh nghiệp làm thất thoát trên 1 nghìn tỷ đồng, nếu không kiểm toán lại.

Dẫu vậy, nhìn vào những con số do chính mình trích lại của Kiểm toán Nhà nước, PGS.TS Nguyễn Văn Nam thậm chí còn cho rằng đó cũng chưa hẳn là con số cuối cùng, bởi như đã nói, suốt mấy chục năm vốn liếng Nhà nước giao cho doanh nghiệp dưới nhiều dạng khác nhau, khó có thể đo đếm, tính toán chính xác được.

Chính vì cổ phần hóa DNNN phức tạp ở điểm này, theo ông Nam, khi cổ phần hóa chỉ nên đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hiện có là gì, các khoản nợ ra sao để xem thực sự còn bao nhiêu tài sản của Nhà nước mà doanh nghiệp được giao quản lý. Việc thống kê, tính toán ấy phải được tính đúng, tính đủ theo giá thị trường.

Một yếu tố quan trọng để xác định giá trị DNNN khi cổ phần hóa, theo vị chuyên gia này, là giá trị đất đai - khe hở gây thất thoát lớn nhất.

Theo đó, đất đai Nhà nước giao cho doanh nghiệp có nhiều dạng, có diện tích cấp cho doanh nghiệp làm mặt bằng xây nhà máy, có diện tích cho thuê trong một thời hạn nhất định để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; có diện tích lại cho mượn... Bởi nhiều dạng, nhiều nguồn mà luật lệ quản lý không rõ ràng dẫn đến tình trạng nhập nhèm khi chuyển giao đất cho doanh nghiệp sử dụng, quản lý.

"Đây chính là điểm mà cổ phần hóa DNNN vướng nhiều nhất trong thời gian qua. Vì không nắm rõ nguồn gốc đất đai cấp cho doanh nghiệp nên có tình trạng tiếng là cho doanh nghiệp mượn đất nhưng suốt mấy chục năm doanh nghiệp sử dụng đất đó không ai hỏi tới, thậm chí từ cho mượn đã trở thành đất của doanh nghiệp", ông Nam nói.

Nguyễn Việt