Sữa Việt “định vị” thế nào tại thị trường Trung Quốc?

Nguyễn Việt 29/11/2018 06:30

Việt Nam sẽ xuất khẩu sữa sang Trung Quốc từ năm 2019. Hiện nay mới có 3 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thí điểm.

Vinamilk là một trong 3 công ty sữa hàng đầu của Việt Nam tiên phong thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Vinamilk là một trong 3 công ty sữa hàng đầu của Việt Nam tiên phong thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Trong bối cảnh nhiều mặt hàng của Việt Nam khó khăn khi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, liệu xuất khẩu sữa sang thị trường này có gặp phải thách thức gì không? Trả lời DĐDN về vấn đề này, ông Lê Thanh Hòa, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nếu xuất khẩu sữa vào thị trường Trung Quốc thì họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giám sát dịch bệnh động vật, bởi vì liên quan đến các loại gia súc thì ở Việt Nam đang có bệnh lở mồm long móng, đây cũng là bệnh gắn liền với trâu, bò, đặc biệt là bò sữa.

“Nếu không giám sát được bệnh này thì các cơ sở chế biến sữa sẽ không đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc”, ông Hòa nhấn mạnh.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ảnh: Nguyễn Việt

Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, mọi người thường có suy nghĩ đây là một thị trường dễ tính, bởi dân số đông, lượng tiêu dùng lớn. Nhưng thực tế đây lại là một thị trường tương đối khó khăn mà các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp thực phẩm trên thế giới cũng rất “dè chừng”.

Có thể bạn quan tâm

  • Vinamilk trúng gói thầu mua sữa học đường hơn 4.000 tỷ đồng của Hà Nội

    Vinamilk trúng gói thầu mua sữa học đường hơn 4.000 tỷ đồng của Hà Nội

    13:06, 28/11/2018

  • Vinamilk nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về phát triển tam nông bền vững

    Vinamilk nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về phát triển tam nông bền vững

    13:33, 27/11/2018

  • Sữa học đường Hà Nội: Vinamilk đưa ra giá dự thầu thấp hơn TH True Milk nhiều tỷ đồng

    Sữa học đường Hà Nội: Vinamilk đưa ra giá dự thầu thấp hơn TH True Milk nhiều tỷ đồng

    19:46, 13/11/2018

  • Sữa học đường TP.Hà Nội: Giá dự thầu của Vinamilk thấp hơn giá của đối thủ hơn 100 tỷ đồng

    Sữa học đường TP.Hà Nội: Giá dự thầu của Vinamilk thấp hơn giá của đối thủ hơn 100 tỷ đồng

    13:52, 13/11/2018

Ông Thịnh phân tích, thứ nhất về mặt khẩu vị của người Trung Quốc tương đối đặc biệt so với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Đây là điểm mà các doanh nghiệp phải lưu tâm đầu tiên; Thứ hai về mặt chất lượng. Thực ra chất lượng hàng hóa của Trung Quốc hiện nay đã theo chuẩn mực của các quốc gia phát triển. Chính vì vậy, chất lượng hàng hóa tương đối cao. Với an toàn thực phẩm, Trung Quốc cũng hoàn toàn áp dụng tiêu chuẩn tương đối cao, có thể thấp hơn so với Mỹ hay EU nhưng vẫn thuộc diễn cao so với thế giới. Vì thế, nếu chúng ta không đạt về vệ sinh an toàn thực phẩm với sữa, và khi để xảy ra những vấn đề nảy sinh từ an toàn vệ sinh sẽ là câu chuyện rất lớn.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Nguyễn Việt

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Nguyễn Việt

 Vẫn theo ông Thịnh, để gây được ấn tượng và lấy được cảm tình của người tiêu dùng Trung Quốc vẫn là bài toán khó cho các doanh nghiệp trên thế giới mà không chỉ Việt Nam. Đơn cử nhiều doanh nghiệp tiếng tăm trên thế giới khi kinh doanh tại Trung Quốc gặp khó khăn thì đều xuất phát từ sở thích, nhận thức và sự hiểu biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa, cũng như đối với quốc gia đó. Và đây cũng là việc mà doanh nghiệp sữa Việt Nam phải lưu ý.

Nguyễn Việt