Sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vào khu vực DNNN còn hạn chế
Đó là quan điểm của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, khi đề cập đến những bất cập của quá trình cổ phần hóa hiện nay.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tình hình cổ phần hóa trong 11 tháng đầu năm 2018, 12 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 11 doanh nghiệp nhà nước và 1 đơn vị sự nghiệp. Trong đó tổng giá trị doanh nghiệp là 29.747 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 15.413 tỷ đồng.
Thoái vốn 2018 mới thực hiện được 1,1%
Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 18.348 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 11.158 tỷ đồng; bán cho nhà đầu tư chiến lược 2.289 tỷ đồng; đấu giá công khai 4.791 tỷ đồng, số còn lại bán cho người lao động là 99 tỷ đồng và tổ chức công đoàn 5 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Chính phủ: “Cổ phần hoá DNNN không thể “vô Chính phủ” - làm cũng được, không làm cũng được”
12:20, 21/11/2018
Vì sao khó kiểm soát thất thoát khi cổ phần hóa DNNN?
03:31, 10/11/2018
Cổ phần hóa DNNN: Quan ngại thất thoát tài sản công và hiện tượng tư nhân hóa ngầm
06:30, 08/11/2018
Nên có Luật cổ phần hóa DNNN
11:05, 09/08/2018
Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội Dự Luật về Cổ phần hóa DNNN
13:43, 28/05/2018
Theo kế hoạch cổ phần hóa, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp, bao gồm 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017 và 64 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2018. Tuy nhiên tính đến tháng 11/2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp, thực hiện 14,11% kế hoạch đề ra.
Về thoái vốn, trong 11 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp đã thoái được 5.067 tỷ đồng, thu về 10.499 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn nhà nước tại 18 đơn vị thuộc Quyết định số 1232 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 1.308 tỷ đồng, thu về 2.511 tỷ đồng, trong đó chỉ có 2 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2018, còn lại là 16 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2017.
Về kế hoạch năm 2018, có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên tính đến tháng 11/2018 mới thoái vốn nhà nước tại 18 đơn vị thuộc Quyết định số 1232, trong đó chỉ có 2 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2018, còn lại 16 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2017. Như vậy, công tác thoái vốn năm 2018 mới chỉ thực hiện được 1,1%.
Việc chậm cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay do phê duyệt phương án cơ cấu lại, đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại doạnh nghiệp nhà nước.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Chậm vì quy định chồng chéo
Đánh giá nguyên nhân của sự chậm chạp này, ông Lê Song Lai, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho rằng, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn chồng chéo và được đưa ra ở nhiều văn bản thay vì tại 1 văn bản duy nhất. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh như việc tham chiếu, vận dụng gặp không ít khó khăn.
Đặc biệt, theo ông Lai, Nghị định 32 quy định khi xác định giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn, DNNN phải lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm định giá.
“Doanh nghiệp vẫn phải thuê ít nhất 2 tổ chức tư vấn là công ty thẩm định giá (để thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp) và công ty chứng khoán (để tổ chức bán cổ phần). Điều này đẩy chi phí tư vấn tăng thêm 2-3 lần so với trước đây. Trong khi đó, vẫn còn thiếu quy định pháp lý để ngăn chặn tình trạng xung đột lợi ích, cũng như vấn đề về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức tham gia”, ông Lai nói.
Từ thực tế triển khai bán vốn Nhà nước của SCIC, ông Lai nhận định, việc đánh giá doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng, từ việc cân nhắc, hài hòa giữa các mục tiêu tối đa hóa số tiền thu về cho cổ đông Nhà nước, với việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược giúp cho phát triển doanh nghiệp.
Đề cập đến những bất cập của quá trình CPH hiện nay, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trên thực tế, sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vào khu vực DNNN còn rất hạn chế. Tính đến hết năm 2017, tỷ lệ vốn nhà nước thực bán qua CPH và thoái vốn chỉ chiếm khoảng 7,5% của tổng số vốn Nhà nước nắm giữ.
Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2016, với con số 426 doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược chỉ nắm giữ 7,3% vốn điều lệ của doanh nghiệp CPH. Điều này dẫn đến một thực tế đáng quan ngại là việc tham gia Hội đồng quản trị của Nhà đầu tư chiến lược chỉ mang tính hình thức…