Ngành thực phẩm chế biến: Vì sao cứ phải cầu cứu Thủ tướng mới được giải quyết?

Hương Giang 20/12/2018 05:29

Có những vấn đề phải mất cả năm trời vẫn không thể giải quyết, và chỉ khi các doanh nghiệp thực phẩm kiến nghị và cầu cứu lên Thủ tướng thì mới giải quyết được các khó khăn, vướng mắc.

Theo đó, tại Đại hội của Hội Lương thực thực phẩm TP HCM (FFA), nhiệm kỳ 2018-2023 được tổ chức ngày 19/12 tại TP HCM, báo cáo tổng kết và đánh giá các trở ngại mà các doanh nghiệp trong ngành lương thực, thực phẩm TP HCM, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP HCM (FFA), nhận định: Nhìn nhận và đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan và có thể nói,  ngành chế biến thực phẩm TP HCM đã phải trải qua nhiều sóng gió trong suốt thời gian qua.

Quy định bổ sung kẽm, sắt trong bột mì khiến doanh nghiệp sản xuất mì gói gặp khó khăn.

Quy định bổ sung kẽm, sắt trong bột mì khiến doanh nghiệp sản xuất mì gói gặp khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp thực phẩm chưa tiếp cận được Chương trình 68

    22:50, 19/12/2018

  • Doanh nghiệp thực phẩm khổ vì “vi chất dinh dưỡng”

    04:42, 28/06/2018

  • Doanh nghiệp thực phẩm kêu cứu vì thiếu đường

    00:00, 11/07/2012

Theo bà Chi, nhiều vấn đề của ngành chế biến thực phẩm TP HCM còn quá nhiều bất cập mà chỉ khi Thủ tướng Chính phủ lên tiếng chỉ đạo, yêu cầu giải quyết thì các khó khăn của doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động, sản xuất mới được cụ thể và triệt để.

Đơn cử, vấn đề lưu thông hàng hóa trên thị trường hiện nay đang được quy định rất chồng chéo, và FFA đã phải  mất 6 tháng đấu tranh quyết liệt, kiến nghị khắp nơi và cuối cùng thì Chính phủ cũng đã đồng ý sửa đổi theo hướng ban hành nghị định mới, thay thế cho nghị định cũ.

Cũng theo bà Chi, khi doanh nghiệp thực hiện theo nghị định mới, hiệu quả của những vấn đề này không chỉ giảm trên 90% chi phí hành chính mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 10 triệu ngày công và khoảng 3.700 tỉ đồng và không bị đội  ngân sách hoạt động của doanh nghiệp.

Tương tự, với các bất cập mà doanh nghiệp hội viên liên tục phản ánh khi thực hiện các thủ tục, cụ thể:, thủ tuc xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP, quy định về sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm khi sản xuất, công bố và đưa sản phẩm ra thị trường, và chỉ đến khi FFA kiến nghị lên Chính phủ, tổ công tác Thủ tướng Chính phủ sau đó đã ban hành kết luận, đồng thời  yêu cầu các ban ngành trực thuộc "chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối i-ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối I-ốt", thì các khó khăn cơ bản mới được tháo gỡ.

"Hiện FFA đang chờ Bộ Y tế hướng dẫn văn bản thực hiện theo hướng sửa đổi để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường" - bà Chi cho biết thêm.

Và cũng trong khuôn khổ đại hội, FFA cùng Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quates 3) đã ký kết thỏa thuận kiểm soát dư lượng trong thực phẩm trên địa bàn TP.HCM nhằm thông tin đến người tiêu dùng các mặt hàng đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Bên cạnh đó, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM,  tiếp tục bầu bà Lý Kim Chi làm chủ tịch FFA nhiệm kỳ V.

Hương Giang