Khải Silk giờ ra sao?

Nha Trang 20/12/2018 11:00

Sau hơn một năm, kể từ khi bị người dùng tố bán lụa không đúng xuất xứ trên nhãn mác, kinh doanh của tập đoàn Khaisilk do ông Hoàng Khải làm chủ đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Liên tục bán "con cưng"

Cuối tháng 10/2017, Khaisilk đối mặt với khủng hoảng nặng nề, khi một khách hàng phản ánh mua khăn lụa không đúng xuất xứ trên nhãn mác. Ông Hoàng Khải cũng thừa nhận với truyền thông có bán lụa Trung Quốc và gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng. Ngay sau đó, Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, kết luận những sai phạm của Khaisilk và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Cửa hàng Khaisilk được đầu tư bày biện sang trọng

Cửa hàng Khaisilk từng được đầu tư bày biện sang trọng

Toàn bộ cửa hàng thời trang của Khaisilk đều đóng cửa để phục vụ điều tra. Ông Hoàng Khải không còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức - hạt nhân chính trong hệ sinh thái Khaisilk, phụ trách mảng kinh doanh lụa và sau này là hệ thống nhà hàng cao cấp... Từ đó, đế chế bất động sản của Khaisilk cũng đứng trước nhiều biến động.

Các cửa hàng lụa Khai Silk đóng cửa im lìm sau

Các cửa hàng lụa Khai Silk đóng cửa im lìm sau "scandal".

Mới đây nhất, tập đoàn khách sạn quốc tế Chloe Hospitality đã công bố việc sở hữu chính thức hai dự án Khách sạn TajmaSago và Nhà hàng Cham Charm của tập đoàn Khaisilk tại số 2 - 6 Phan Văn Chương (khu vực Cầu Ánh Sao - Hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng, Quận 7). Giá trị chuyển nhượng không được công bố tuy nhiên hai công trình trên từng được Tập đoàn Khaisilk đầu tư hơn 30 triệu USD.

Khách sạn TajmaSago từng thuộc đế chế bất động sản triệu USD của Khaisilk.

Khách sạn TajmaSago từng thuộc đế chế bất động sản triệu USD của Khaisilk.

Được biết, cả 2 tòa nhà này được ông Hoàng Khải thuê lại từ Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng nhiều năm qua. Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng xây dựng hoàn thành phần thô, ông Hoàng Khải vào thuê lại và hoàn thiện phần ngoài, nội thất theo ý tưởng của mình, từ đó khai thác và kinh doanh.

Chính vì không phải là tài sản của ông Hoàng Khải nên hoàn toàn không có chuyện công ty mua lại hai tòa nhà này, mà chỉ thuê và khai thác lại quyền thuê của ông Hoàng Khải. Hiện ông Hoàng Khải vẫn phải chịu trách nhiệm với Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng.

Nhà hàng Cham Charm đẳng cấp, điểm đến của những bữa tiệc xa hoa.

Nhà hàng Cham Charm đẳng cấp, điểm đến của những bữa tiệc xa hoa.

Lý giải thêm về thông tin trên, đại diện từ tập đoàn Chloe Hospitality cho biết: "Chúng tôi cùng hợp tác đầu tư, quản lý và khai thác hai toà nhà này trong các giai đoạn tiếp theo. Ở đây, Khải Silk vẫn giữ quyền chủ nhân của khối tài sản này còn chúng tôi chỉ tiếp nhận quyền khai thác, quản lý từ nay về sau, mà Khải Silk không có quyền can thiệp vào bất kỳ chiến lược phát triển mới nào của chúng tôi".

Theo kế hoạch, sau khi nắm quyền sở hữu, khai thác khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm, Chloe Hospitality sẽ "thay tên đổi họ" 2 bất động sản này và sửa lại theo mục đích kinh doanh của thương hiệu mới. Chloe Gallery sẽ cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như ẩm thực cho những sự kiện của giới kinh doanh, từ hội nghị, chiêu đãi, yến tiệc, du thuyền trên sông… đến trình diễn sản phẩm.

Việc Chloe Hospitality công bố tiếp quản hai bất động sản này cho đến khi hết thời hạn thuê từ Khaisilk và kỳ vọng có thể tái tục quyền thuê với chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng (chủ sở hữu thật sự), đã hé lộ khối tài sản từng được Khaisilk công bố sở hữu thực chất chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm".

Ming Dynasty, nhà hàng trị giá triệu USD mô phỏng cung điện triều đình nhà Minh (Trung Quốc) từng được quảng bá là tài sản của Khaisilk

Ming Dynasty, nhà hàng trị giá triệu USD mô phỏng cung điện triều đình nhà Minh (Trung Quốc) từng được quảng bá là tài sản của Khaisilk.

Ngoài ra, Ming Dynasty, nhà hàng trị giá triệu USD mô phỏng cung điện triều đình nhà Minh (Trung Quốc) từng được quảng bá là tài sản của Khaisilk, nằm trên đường Nguyễn Khắc Viện, Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM cũng không thuộc sở hữu của Khaisilk. Đây là tài sản thuê dài hạn của Phú Mỹ Hưng, tương tự như hai dự án TajmaSago và Cham Charm.

Như vậy, ba "lâu đài" đình đám tại khu Nam Sài Gòn, một thời từng là đế chế bất động sản phục vụ khách thượng lưu của Khaisilk trong ngành nhà hàng khách sạn, thực chất chỉ là tài sản sở hữu tạm thời trong khoảng thời gian thuê.

Riêng trung tâm thương mại và giải trí Sài Gòn Paragon, tọa lạc trên phố Nguyễn Lương Bằng, được mệnh danh là trục đường đẹp nhất Phú Mỹ Hưng lại có lai lịch khác với các tòa lâu đài Khaisilk vừa chuyển quyền sở hữu.

Paragon đặt ở Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM) cao 12 tầng, có 4 tầng dành cho thương mại.

Paragon đặt ở Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM) cao 12 tầng, có 4 tầng dành cho thương mại.

Phần đất của cao ốc Sài Gòn Paragon thuộc quyền sử dụng, quản lý của Phú Mỹ Hưng, Khaisilk thuê đất dài hạn và xây công trình trên đất. Ông Hoàng Khải đã cho thiết kế tòa nhà theo phong cách cổ điển châu Âu với số vốn đầu tư lên tới 35 triệu USD, khai trương vào tháng 7/2009.

Đây là một trong những bất động sản vẫn còn khai thác tốt của Khaisilk, ngoại trừ giai đoạn Parkson Paragon rút khỏi đây vì kinh doanh ế ẩm. Theo dữ liệu văn phòng và mặt bằng cho thuê tại khu Nam Sài Gòn của một đơn vị khảo sát thị trường, giá thuê tại Saigon Paragon vào khoảng 16 USD mỗi m2 một tháng, tỷ lệ lấp đầy 90%.

Biệt thự cổ kính và sang trọng Au Manoir De Khai

Biệt thự cổ kính và sang trọng Au Manoir De Khai

Khaisilk còn 2 nhà hàng nữa tọa lạc tại trung tâm TP HCM là Au Manoir De Khai nằm ngay ngã tư Lê Quý Đôn - Điện Biên Phủ và nhà hàng Nam Phan trên đường Võ Văn Tần (quận 3). Song hiện Au Manoir De Khai được cho là đã về tay một đại gia bất động sản khác.

hiện Au Manoir De Khai được cho là đã về tay một đại gia bất động sản khác.

Nhà hàng Nam Phan trên đường Võ Văn Tần (quận 3).

Trong hai quý đầu năm 2017, trên facebook cá nhân, doanh nhân Hoàng Khải chia sẻ vừa được cấp giấy phép đầu tư xây dựng chính thức cho dự án The Khai Tower tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM). Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2018.

dự án The Khai Tower

Dự án tòa cao ốc The KHAI mà Khải Silk vẫn luôn ấp ủ.

Ngoài ra ông chủ Khaisilk còn hé lộ đang cho triển khai dự án The Price cao 20 tầng nằm ngay sát bên tòa The Khai. Đến nay các dự án cao tầng này chỉ là đất trống. Cuối năm 2018, giới kinh doanh bất động sản Sài Gòn xôn xao trước tin đồn dự án The Khai Tower đã được bán cho một nhà đầu tư nước ngoài gốc Á. Tuy nhiên tin đồn này chưa được Tập đoàn Khaisilk xác nhận.

Trong những năm đầu 1990, ông Hoàng Khải thậm chí còn đầu tư bất động sản tại miền Trung. Hội An Riverside Resort (Quảng Nam) là một trong những khu nghỉ dưỡng có vốn góp của ông chủ Khaisilk. Tuy nhiên, một lãnh đạo Hội An cho biết khu nghỉ dưỡng này đã được ông Khải bán.

Hội An Riverside Resort (Quảng Nam) là một trong những khu nghỉ dưỡng có vốn góp của ông chủ Khaisilk. Tuy nhiên, một lãnh đạo Hội An cho biết khu nghỉ dưỡng này đã được ông Khải bán.

Hội An Riverside Resort (Quảng Nam) là một trong những khu nghỉ dưỡng có vốn góp của ông chủ Khaisilk. 

Thời gian gần đây, ngoài  các dự án bất động sản biểu tượng của doanh nhân Hoàng Khải, ông Khai Silk là người khá nổi tiếng với các kiểu chơi siêu xe, và cũng đang rao bán những "đứa con cưng" của mình. 

Rolls-Royce Phantom đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam có giá 1 triệu USD tương đương 16 tỷ Đồng.

Rolls-Royce Phantom đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam có giá 1 triệu USD tương đương 16 tỷ Đồng.

Đó chính là chiếc Rolls-Royce Phantom màu bạc - chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên được đưa về Việt Nam. Để sở hữu xế sang này, được biết, ông Hoàng Khải đã phải bỏ ra số tiền là 1 triệu USD, tương đương 16 tỷ đồng (thời giá năm 2007). Lúc đó, xế sang của ông chủ KhaiSilk cũng được cho là chiếc xe đắt nhất Việt Nam. Nhưng sau bê bối lụa giả vào cuối năm 2017, chiếc xe Rolls-Royce Phantom siêu sang này đã được doanh nhân Khải Silk bán lại. Sau đó, chiếc xe xuất hiện ở Hà Nội và từng được showroom tư nhân kinh doanh xe đã qua sử dụng rao bán với giá hơn 9 tỷ đồng.

Ông Hoàng Khải còn lại gì?

Ông Hoàng Khải không chỉ sở hữu thương hiệu khăn tơ lụa Khaisilk mà còn được biết đến là chủ nhân của hàng loạt dự án bất động sản và chuỗi nhà hàng cao cấp tại TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm của Khaisilk

    Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm của Khaisilk

    09:43, 09/01/2018

  • Khaisilk từ

    Khaisilk từ "Con đường tơ lụa" đến “con đường tội lỗi”

    06:43, 17/12/2017

  • Vụ Khaisilk không có thành phần silk: Chuyển hồ sơ, điều tra độc lập

    Vụ Khaisilk không có thành phần silk: Chuyển hồ sơ, điều tra độc lập

    10:49, 16/12/2017

  • Ngành lụa Việt sau vụ Khaisilk: Đừng cố “ăn mày dĩ vãng”

    Ngành lụa Việt sau vụ Khaisilk: Đừng cố “ăn mày dĩ vãng”

    06:59, 16/12/2017

  • Khách hàng có quyền khởi kiện Khaisilk

    Khách hàng có quyền khởi kiện Khaisilk

    19:35, 15/12/2017

  • Sẽ xử lý hình sự vụ Khaisilk

    Sẽ xử lý hình sự vụ Khaisilk

    16:46, 15/12/2017

  • Bán “lụa nilon”: Không riêng gì Khaisilk

    Bán “lụa nilon”: Không riêng gì Khaisilk

    16:40, 15/12/2017

Tuy nhiên, "đế chế" bất động sản triệu USD của Tập đoàn Khaisilk thực chất có rất ít nhà đất, dự án là tài sản doanh nghiệp hoặc cá nhân ông Hoàng Khải sở hữu. Đa phần các lâu đài, nhà hàng, khách sạn đình đám chỉ là bất động sản Khaisilk thuê có thời hạn, một số đã chuyển nhượng, khác xa với bề nổi mà nhiều người lầm tưởng về khối tài sản khủng lên đến hàng chục triệu USD, thậm chí cả trăm triệu USD của doanh nghiệp này.

Hiện, tại Hà Nội, ông Hoàng Khải đứng tên sở hữu lô đất 26 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là một ngôi đền thuộc sở hữu của gia đình Khaisilk, được ông Khải tu sửa lại và đưa vào kinh doanh nhà hàng Khai's Brothers. Hiện nhà hàng này vẫn hoạt động. Hiện lô đất vẫn đứng tên sở hữu của ông Hoàng Khải. Tuy nhiên, từ đầu tháng 12, ông đã ủy quyền cho ông Hoàng Mi (sinh năm 1971) - người có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ này được toàn quyền trong sử dụng, cho thuê lô đất.

bộ sưu tập

Bộ sưu tập "xế khủng" của ông Hoàng Khải.

Bên cạnh đó, ông Hoàng Khải còn là một người chơi xe có tiếng khi sở hữu nhiều mẫu xe sang nhiều tỷ trong bộ sưu tập "xế khủng" với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Jaguar XJL, BMW 7 Series, Mercedes-Benz S500, Audi Q7, Range Rover Sport và Mercedes-Maybach S400 4matic,...

Số tài sản còn lại không nhiều, ông Hoàng Khải đang phải đối mặt với tình trạng tài chính bết bát. Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải - hoạt động chính là kinh doanh bất động sản, phụ trách mảng cho thuê bất động sản trong năm 2016 cũng không mấy tích cực. Dù doanh thu đạt gần 28 tỷ đồng, tăng 4 tỷ so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải lỗ gần 6 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi gần 4 tỷ đồng.

Năm 2016 mặc dù chưa dính phải vụ bê bối bán lụa Trung Quốc dán mác "made in Việt Nam" nhưng nhiều công ty con trong hệ sinh thái Khải Silk đã ghi nhận tình hình tài chính không mấy khả quan như trên thì việc tình trạng kinh doanh Khải Silk trong năm 2017, 2018 càng trở nên khó khăn là điều dễ hiểu.

Nha Trang