Doanh nghiệp ngành gỗ nắm bắt cơ hội từ CPTPP như thế nào?

Ngọc Hà 01/01/2019 06:16

Ngành gỗ Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhất khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực.

Tuy nhiên, nắm bắt cơ hội này như thế nào phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chính mỗi doanh nghiệp.

Ngành

Ngành gỗ Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhất khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực.

Cơ hội để gỗ Việt "vươn" mình

Quả thực vậy, khi CPTPP có hiệu lực sẽ giúp cắt giảm 86% tổng số dòng thuế nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản tập trung vào những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như đồ gỗ.

Trước đó, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thị phần sản phẩm ngành gỗ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đã tăng từ 24,5% năm 2017 lên 25,8% trong năm 2018. Theo đó, Việt Nam là nguồn cung sản phẩm gỗ lớn thứ hai tại thị trường Nhật Bản sau Trung Quốc, với các mặt hàng chủ yếu là nội thất phòng khách và phòng ăn.

Như vậy, CPTPP sẽ là cơ hội để sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục “vươn” ra thị trường Nhật Bản một cách mạnh mẽ.

Bên cạnh thị trường Nhật Bản, cũng phải kể đến các thị trường khác trong khuôn khổ CPTPP như Canada, Mexico...

Cụ thể, với thị trường Canada, theo đánh giá của các nhà phân tích, khi CPTPP có hiệu lực sẽ là cơ hội cho các sản phẩm ngành gỗ như ván sàn, gỗ thanh bởi mức thuế 3,5% sẽ được xoá bỏ. Bên cạnh đó, các sản phẩm như ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa, đặc biệt là đồ nội thất sẽ có cơ hội “vươn” sang thị trường Canada khi mức thuế nhập khẩu từ 6-9,5% tại thị trường này được xoá bỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhận diện những nền kinh tế trong CPTPP (Bài 1)

    Nhận diện những nền kinh tế trong CPTPP (Bài 1)

    06:15, 31/12/2018

  • CPTPP chính thức có hiệu lực: Ngọn lửa giữa giá lạnh xung đột thương mại

    CPTPP chính thức có hiệu lực: Ngọn lửa giữa giá lạnh xung đột thương mại

    05:30, 31/12/2018

  • Nhận diện cơ hội và thách thức từ CPTPP

    Nhận diện cơ hội và thách thức từ CPTPP

    22:50, 30/12/2018

  • CPTPP chính thức có hiệu lực: 100% dòng thuế sẽ về 0% sau 7 - 10 năm

    CPTPP chính thức có hiệu lực: 100% dòng thuế sẽ về 0% sau 7 - 10 năm

    13:15, 30/12/2018

  • CPTPP sẽ tạo ra một thế hệ doanh nghiệp... bình đẳng đối diện với thế giới

    CPTPP sẽ tạo ra một thế hệ doanh nghiệp... bình đẳng đối diện với thế giới

    13:10, 30/12/2018

  • CPTPP và cơ hội cho dòng FDI

    CPTPP và cơ hội cho dòng FDI

    00:21, 30/12/2018

Ngoài ra, mặc dù hiện nay, Mexico chưa phải là thị trường đồ gỗ lớn của Việt Nam, tuy nhiên, thị trường này đã đồng ý bỏ thuế nhập khẩu cho đồ gỗ trong hiệp định CPTPP cho ván dán, ván thanh, gỗ sàn, đồ nội thất và ngoại thất với lộ trình tối đa 10 năm. Theo đó cơ hội cho sản phẩm gỗ Việt Nam lớn dần theo thời gian khi thuế giảm dần về 0%.

Bên cạnh cơ hội từ triển vọng từ thị trường rộng lớn, cùng phải thừa nhận rằng, đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn khác của nước ngoài trong ngành nội thất gia nhập vào thị trường Việt Nam.

Bà

Bà Ngô Thuỵ Khánh - Giám đốc Marketing, Công ty Cổ phần Xuân Hoà Việt Nam.

Sức ép cạnh tranh 

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, về những cơ hội và thách thức khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, đặc biệt là CPTPP, bà Ngô Thuỵ Khánh - Giám đốc Marketing, Công ty Cổ phần Xuân Hoà Việt Nam cho biết: “Nhìn chung, CPTPP có hiệu lực sẽ tác động đến cả nền kinh tế, với đặc thù kinh doanh của từng ngành cơ hội và thách thức sẽ là khác nhau”.

Theo đó, “là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nội thất, khi Hiệp định có hiệu lực sẽ là cơ hội rất lớn cho những “ông lớn” là doanh nghiệp ngoại hoạt động trong ngành nội thất tham gia vào thị trường Việt Nam. Đây chính là sự cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam”, bà Khánh nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Việt Tiến, Ủy viên thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho biết: “CPTPP sẽ mang lại nhiều cơ hội thương mại cho ngành gỗ Việt Nam. Và nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng có xu hướng chuyển dịch sản xuất vào Việt Nam để hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tư do, trong đó có CPTPP”.

Còn nhớ, thời điểm cuối năm 2017, các nguồn tin quốc tế đã nhắc rất nhiều đến việc IKEA – một ông lớn đến từ Thuỵ Điển đứng thứ 40 trong Top các Thương hiệu giá trị nhất thế giới do Forbes bình chọn, đang có kế hoạch gia nhập thị trường Việt Nam.

Theo như chia sẻ của bà Ngô Thuỵ Khánh, điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp nội. Theo đó, những doanh nghiệp ngoại nhìn chung đều là những thương hiệu có kinh nghiệm hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, họ biết cách tuân thủ các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong chuỗi giá trị, điều mà phần lớn doanh nghiệp nội chưa thể làm tốt hiện nay.

Chính vì vậy, để nắm bắt tốt những cơ hội từ CPTPP mang lại, theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia, trước tiên doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu kỹ thị trường, các điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu 0%, thường là những điều kiện về xuất sứ nguyên liệu, sản phẩm.

Ví dụ, với thị trường Nhật Bản, yêu cầu về việc sử dụng gỗ có nguồn gốc hợp pháp trong ngành chế biến gỗ là rất cao. Vì vậy, để đưa được sản phẩm vào thị trường này thì doanh nghiệp chỉ có cách tuân thủ điều kiện về nguồn gốc gỗ sử dụng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động, hoạch định sẵn các chiến lược kinh doanh cho phù hợp với từng thị trường, hoặc nhóm sản phẩm khác nhau, như chia sẻ của ông Thang Văn Thông - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng.

Ngọc Hà