Thép Tấm lá Thống Nhất sụt giảm khó lường
Dù đã sớm dự trù một niên độ kinh doanh không mấy khả quan ngay từ đầu năm, nhưng Thép Tấm lá Thống Nhất (TNS) đã không ngờ đà sụt giảm lại khốc liệt đến vậy.
Tuy nhiên, đà sụt giảm thực tế còn "khốc liệt" hơn dự báo, khi quý 4 Công ty thua lỗ hơn 6 tỷ đồng, kéo lợi nhuận cả năm về chưa đến 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 76 tỷ. Cụ thể, quý 4/2018, TNS ghi nhận doanh thu tăng từ mức 240 lên 315 tỷ đồng, tuy nhiên giá vốn tương ứng tăng cao khiến Công ty chịu lỗ gộp hơn 1,5 tỷ đồng, trong khi quý 4/2017 lãi gần 6 tỷ. Kết quả là, tổng kết cả năm TNS thua lỗ hơn 6 tỷ, ngốn sạch mức lợi nhuận nỗ lực có được 9 tháng đầu năm.
Có thể bạn quan tâm
Ngành thép làm gì để tránh “cơn mưa” vụ kiện?
05:56, 10/01/2019
Vì sao hàng loạt giá cổ phiếu ngành thép phá đáy?
11:15, 03/12/2018
Giải pháp bền vững cho ngành thép
06:06, 27/11/2018
Ngành thép lại lao đao
00:46, 15/10/2018
Ngành thép liên tiếp đón “hung tin”
07:00, 28/07/2018
Ngành thép "gồng mình" về đích
11:23, 16/07/2018
Ngành thép cần chuẩn bị gì trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại?
05:34, 08/07/2018
Triển vọng của ngành thép Việt
10:28, 04/07/2018
Nói về nguyên nhân sụt giảm mạnh, lãnh đạo Thép Tấm lá Thống Nhất (TNS) cho biết, do sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm hơn 50% trong quý cuối năm nay, trong khi đó doanh thu quý 4 tăng chủ yếu đến từ doanh thu mua bán, chi phí sản xuất lại tăng mạnh khiến công ty thua lỗ hơn 6 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Đại, Tổng giám đốc CTCP Thép tấm lá Thống Nhất từng dự báo, thị trường ngành thép sẽ đối mặt với nhiều bất lợi vì giá thép biến động liên tục, khó giữ được đà ổn định, có khả năng tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến việc chủ động nguồn nguyên vật liệu đầu vào của công ty. Ông Đại cho rằng, các thị trường lớn trên thế giới có xu hướng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo hộ nền sản xuất nội địa, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của công ty và ảnh hưởng đến nhu cầu cán nguội trong nước.
Ngoài ra, việc các khách hàng gia công chủ lực của Công ty như Hoa Sen, Tôn Đông Á, Nam Kim… đang đầu tư và sẽ đưa vào các dây chuyền cán nguội để tự cung tự cấp sẽ làm giảm nhu cầu thép cán nguội của Công ty trong các năm tiếp theo.
Liên quan đến giá thép thế giới sau khi đạt đỉnh vào tháng 6/2018 đã ghi nhận sự điều chỉnh và giảm mạnh từ mốc 4.780 NDT/tấn xuống còn 3.720 NDT/tấn, tương ứng mức giảm 22% trong 3 tháng vừa qua. Nguyên nhân do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhiều nhà đầu tư khá lo ngại về khả năng giảm tốc của nền kinh tế thế giới, qua đó làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa. Kết quả, các loại tài sản rủi ro đều chịu mức giảm khá đáng kể và thép không nằm ngoài xu hướng đó. Điều này vô hình chung gây sức ép khá lớn lên ngành thép trong nước khi các sản phẩm nội địa bắt buộc phải giảm giá nhằm có thể cạnh tranh với thép Trung Quốc.