Sự trỗi dậy của Thế giới Di động và bài học giữ người
Thay vì muốn được tư vấn cách giữ người tài với chi phí thấp nhất, Chủ tịch Thế Giới Di Động lại thích những người có thể tư vấn giúp ông làm sao có thể trả được lương cho nhân viên cao nhất.
Nhằm phục vụ kế hoạch phát triển, HĐQT Thế giới Di động quyết định tăng vốn điều lệ cho Bách Hóa Xanh thêm 1.000 tỉ đồng trong quý I/2019.
Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ban lãnh đạo Thế giới Di động cho biết, năm 2019 sẽ là năm xây dựng nền móng quan trọng nhằm đảm bảo cho chuỗi nhân rộng mạnh mẽ trên toàn quốc. Dù đóng góp giá trị trong tổng doanh thu của công ty chưa lớn, nhưng ngành hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng được Thế giới Di động kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
“Cửa” nào cho Bách Hóa Xanh?
16:48, 22/03/2018
MWG và "ván bài" Bách Hóa Xanh
06:20, 04/03/2018
Dùng robot làm nhân viên, Bách Hóa Xanh “nhăm nhe” ngôi vị dẫn đầu chuỗi siêu thị mini?
05:45, 27/02/2018
Theo đó, mục tiêu cần đạt được trễ nhất cuối tháng 12/2019 là chuỗi này bắt đầu có lợi nhuận trực tiếp, tức là bù đắp được tất cả các chi phí hoạt động tại cửa hàng và các trung tâm phân phối, nhưng chưa bao gồm các chi phí ở cấp độ Công ty. Thế giới Di động sẽ tăng tốc mở rộng chuỗi thương hiệu Bách Hóa Xanh, dự kiến vận hành hơn 700 cửa hàng cuối năm 2019 và thử nghiệm để chuẩn hoá mô hình siêu thị cho thị trường tỉnh, đẩy mạnh mở rộng ở khu vực Miền Tây và Đông Nam Bộ…
Cách đây vài năm, Thế Giới Di Động nhận định rằng, nếu mình không làm cái gì mới, trong vài năm nữa, mục tiêu tăng doanh số gấp đôi mỗi năm của công ty sẽ không thể thực hiện do thị trường điện máy và smartphone sẽ chững lại. Tuy nhiên, câu hỏi khó đối với mọi người lúc đó là phải làm gì?
Sau khi tham khảo nhiều”cố vấn” trong và ngoài nước vẫn không tìm ra được đáp án, Thế Giới Di Động đã cử nhiều cán bộ cấp cao sang những nước có thị trường đi trước Việt Nam như Malaysia, Indonesia… Mô hình kinh doanh Bách Hóa Xanh đã ra đời sau những chuyến đi ấy.
Ngoài kinh nghiệm về thời điểm ra quyết định, Chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài cho rằng, các doanh nhân cần phải biết nghe phản hồi từ nhân viên để thay đổi kịp thời, hãy xem tiền trả cho nhân viên và khách hàng là tiền đầu tư. Trong định nghĩa của ông Tài, “chi phí” là những khoản chi ra sẽ phí, nhưng ông không thấy chi tiền đãi ngộ cho nhân viên và khách hàng là lãng phí. Đó là những khoản đầu tư đáng giá của doanh nghiệp như kiểu đầu tư cho con đi học, nếu thấy trường khác tốt hơn dù giá có cao hơn, chúng ta vẫn sẵn sàng cho con chuyển qua.
Đối với việc thu hút và giữ chân người tài, nhiều người sẽ muốn được tư vấn cách giữ người tài với chi phí thấp nhất. Nhưng với Chủ tịch Thế Giới Di Động lại thích những người có thể tư vấn giúp ông làm sao có thể trả được lương cho nhân viên cao nhất. Thế nên, theo ông Tài, thay vì nghĩ cách làm sao khiến nhân viên không bỏ đi dù nhận lương thấp, mà nên nghĩ đến việc làm sao giúp nhân viên tăng năng suất lao động để ngày càng nhận được nhiều tiền bạc và quyền lợi hơn.