Vì sao VEC "giảm tốc"?

Nguyễn Việt 31/05/2019 06:00

Quản lý khối tài sản hơn 90.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu (vốn tự có) hơn 9.000 tỷ đồng nhưng năm 2019, mục tiêu lợi nhuận sau thuế của VEC chỉ vỏn vẹn 900 triệu đồng.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng yêu cầu VEC sắp xếp, kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng yêu cầu VEC sắp xếp, kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới đây đã phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2019 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Theo đó,  trong năm 2019, VEC tiếp tục việc tái cơ cấu tài chính 5 dự án do tổng công ty này làm chủ đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3975/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2016.

“Siêu ủy ban” giám sát VEC

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng yêu cầu VEC sắp xếp, kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả bộ máy, định biên lao động, bố trí công việc hợp lý, giảm đầu mối công việc để phù hợp với tình hình công việc thực tế. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng, khai thác thu phí hoàn vốn đầu tư các dự án, công tác quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng, chi phí đầu tư, nguồn vốn thực hiện, an toàn lao động, môi trường xây dựng tại các dự án VEC đang thực hiện đầu tư đảm bảo đúng mục tiêu, chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ công tác thanh toán, quyết toán giá trị công trình xây dựng hoàn thành.

Có thể bạn quan tâm

  • VEC 2019: Gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục

    VEC 2019: Gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục

    16:19, 10/05/2019

  • VEC bị trả hồ sơ quyết toán chi phí vận hành và thu phí các tuyến cao tốc

    VEC bị trả hồ sơ quyết toán chi phí vận hành và thu phí các tuyến cao tốc

    04:56, 26/03/2019

  • Từ vụ VEC “cấm xe”, rất cần ban hành luật về PPP

    Từ vụ VEC “cấm xe”, rất cần ban hành luật về PPP

    19:10, 19/02/2019

  • Cần xem lại cơ chế

    Cần xem lại cơ chế "con cưng" dành cho VEC?

    11:30, 18/02/2019

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng yêu cầu VEC phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng phương án sử dụng dịch vụ thu phí không dừng theo đúng Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 27/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.

Về các chỉ tiêu tài chính năm 2019, VEC đặt kế hoạch tổng doanh thu 3.837 tỷ đồng, trong khi kế hoạch lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 900 triệu đồng. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 dự kiến ở mức rất thấp, chỉ 0,01%. Hồi cuối năm 2018, VEC đã bất ngờ điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018. Theo đó, tổng doanh thu kế hoạch là 3.396 tỷ đồng; tổng chi phí kế hoạch là 3.395 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến là 574 triệu đồng.

Hiện VEC chưa công bố báo cáo tài chính cả năm 2018. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, VEC ghi nhận 1.605 tỷ đồng doanh thu thuần. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 1.288 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này không "kham" nổi chi phí tài chính lên tới 1.334 tỷ đồng (trong đó khoảng một nửa là chi phí lãi vay và một nửa là lỗ chênh lệch tỷ giá).

Tuy vậy, nhờ doanh thu tài chính 63 tỷ đồng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp khá thấp, chỉ 17 tỷ đồng đã giúp VEC lãi trước thuế 285 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2018. Trước đó, năm 2017, VEC ghi nhận doanh thu thuần 2.740 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 931 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều mức lợi nhuận dự kiến 2 năm gần đây. Ngược lại, năm 2016, VEC lại lỗ tới 808 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá tăng vọt.

Khuất tất sau chỉ định thầu

Vẫn liên quan đến VEC, trước đó Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị VEC cử đại diện nhận lại hồ sơ liên quan đến kế hoạch, quyết toán chi phí vận hành, bảo trì và thu phí các tuyến cao tốc của doanh nghiệp này. Cụ thể, thực hiện văn bản số 1656/BGTVT – QLDN ngày 26/2/2019 của Bộ Giao thông vận tải về công tác dở dang liên quan đến kế hoạch, quyết toán chi phí, vận hành, bảo trì và thu phí các tuyến cao tốc của VEC.

Ngày 8/3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành văn bản số 1380/TCĐBVN – TC về việc dở dang liên quan đến kế hoạch, quyết toán chi phí vận hành, bảo trì và thu phí các tuyến cao tốc của VEC do Phó Tổng cục trưởng ông Nguyễn Mạnh Thắng ký yêu cầu phía Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam nhận bàn giao lại hồ sơ ngày 12/3/2019.

Để làm rõ những hoạt động thu phí trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do VEC quản lý, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tiến hành điều tra công tác thu phí tuyến cao tốc này do Công ty Yên Khánh thực hiện từ tháng 3/2013 đến tháng 12/017. Theo tìm hiểu, từ ngày 4/7/2012, Công ty Cổ phần Yên Khánh đã có văn bản 84/2012/CV-ĐB đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức thuê dịch vụ quản lý thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Chỉ 5 ngày sau đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường có công văn số 5249/BGTVT-TC gửi VEC “giới thiệu” Công ty Yên Khánh và đề nghị VEC đàm phán với nhà đầu tư. 3 tháng sau, VEC có văn bản số 2792/VEC-BC ngày  19/10/2012 do ông Mai Tuấn Anh, thời điểm đó là Tổng giám đốc VEC, báo cáo Bộ GTVT xin chủ trương ký hợp đồng về dịch vụ thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Trong văn bản này, VEC nêu rõ: “Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT về việc quản lý thu phí nhằm giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả  đầu tư và đề xuất của Công ty Yên Khánh, VEC đã làm việc và xem xét các nội dung cụ thể như: Phạm vi công việc gồm trạm Đại Xuyên, Vực Vòng, Liêm Tuyền, Cao Bồ với nhân sự 231 người. Đề xuất chi phí trọn gói là 21,3 tỷ đồng/năm. Thời gian thực hiện chỉ 12 tháng”

Rất nhanh sau đó, đúng 1 tuần, Bộ GTVT có văn bản 9067/BGTVT-TC ngày 26/10/2012 gửi VEC về việc thu phí trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Hai tháng sau, Hội đồng thành viên VEC đã ra Nghị quyết số 468/NQ-VEC-HĐTV, trong đó có nội dung thống nhất giao Công ty Yên Khánh  thực hiện thu phí Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty Yên Khánh đã thực hiện thu phí tới 5 năm, quá thời hạn cho phép 4 năm. Ngày 22/11/2017, Hội đồng thành viên VEC đã có quyết định số 787/NQ-VEC-HĐTV chấm dứt hợp đồng với Công ty Yên Khánh. Như vậy, sau 5 năm, VEC và Công ty Yên Khánh đã chính thức chấm dứt. Nhưng những khuất tất đằng sau việc chỉ định thầu này cần làm sáng tỏ.

Nguyễn Việt