Mía đường “thay đổi hay chết”?
Mặc dù được lùi 2 năm so với cam kết ban đầu thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020, nhưng ngành mía đường vẫn chưa sẵn sàng cho “sân chơi” hội nhập.
Theo lộ trình cam kết ATIGA, kể từ ngày 1/1/2018, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã kiên trì vận động từng nước ASEAN, cuối cùng họ đã đồng ý cho Việt Nam lùi thời gian áp dụng ATIGA mặt hàng đường đến 1/1/2020.
Nhìn cây mía lớn từng ngày, lẽ ra người trồng phải vui nhưng ở “thủ phủ” vùng mía ĐBSCL-huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang người trồng mía lại đau đáu lo sợ sẽ tiếp tục chịu đựng thêm một vụ “mía đắng”.
Ông Trần Văn Năm, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp chia sẻ: "Không biết thị trường thế nào mà trong khi cái gì cũng tăng nhưng giá mía thì liên tục đi xuống. Với mức giá mía mà nhà máy đường đưa ra để thu mua trong vụ này chỉ từ 700 đồng/kg thì mới bằng giá thành, chúng tôi cũng muốn bỏ mía nhưng bỏ nó thì trồng cây gì bởi vùng này đất thấp, nhiễm phèn nên rất khó chuyển đổi cây trồng".
Có thể bạn quan tâm
Vị đắng mía đường
05:07, 06/04/2019
Nuôi nấm bằng bã mía: Hướng đi mới cho ngành mía đường
05:31, 04/04/2019
Mía đường TTC "vươn tay" tới Campuchia
10:58, 27/03/2019
Ngân hàng gỡ khó cho ngành mía đường
06:01, 21/12/2018
Làm sao để mang "trái ngọt" cho ngành mía đường?
11:00, 28/09/2018
Mía đường Việt lại ngồi trên "đống lửa"
02:43, 19/09/2018
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: diện tích trồng mía của huyện hiên nay chỉ xấp xỉ 7.000 ha, giảm một nửa so với thời “hoàng kim”. Diện tích còn duy trì trồng mía là do tập quán sản xuất và khó chuyển đổi cây trồng khác, với giá mía như hiện nay thì nguy cơ vụ tới diện tích sẽ còn tiếp tục giảm, nông dân bỏ đất trống vì hết vốn tái sản xuất.
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân-một chuyên gia trong sản xuất mía đường: “Bên cạnh phát triển sản phẩm sau đường thì vấn đề mấu chốt hiện nay của ngành đường vẫn là phải kéo giá thành sản xuất cây mía xuống. Bởi đây là khâu quan trọng nhất khiến giá thành đường trong nước cao hơn đối thủ cạnh tranh".
Ngoại trừ một số “đại gia” như Thành Thành Công có chi phí sản xuất 30 USD/tấn mía thì phần lớn các doanh nghiệp đang phải sản xuất, thu mua ở mức 50 USD/tấn. Trong khi đó, chi phí sản xuất mía ở Bzaril chỉ có 16 USD/tấn mía, Australia 18-20 USD/tấn, Thái Lan 30 USD/tấn”.
Để giảm giá thành sản xuất cây mía, Giáo sư Xuân cho rằng, không còn cách nào khác là phải thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo ra những cánh đồng quy mô lớn để cơ giới hóa. Có như vậy mới giảm được chi phí giá thành còn 50% so với cách làm hiện nay.
PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng: “chúng ta cần phải thẳng thắng nhìn nhận năng lực cạnh tranh của ngành mía đường. Nếu thấy khó cải thiện thì phải tái cấu trúc, hoặc chuyển đổi cây trồng khác.