Lương thực có còn là trụ cột của VinaFood II?

Nguyễn Việt 18/07/2019 06:00

Tổng công ty Lương thực Miền Nam (VinaFood II) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, dự kiến sẽ được tổ chức ngày 31/7.

VinaFood II trình lên đại hội đồng cổ đông năm nay, đáng chú ý là việc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản; đại lý kinh doanh xăng, dầu; bán lẻ xăng, dầu, mỡ bôi trơn

VinaFood II xin bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản; đại lý kinh doanh xăng, dầu; bán lẻ xăng, dầu, mỡ bôi trơn...

Trong số các tờ trình của VinaFood II trình lên đại hội đồng cổ đông năm nay, đáng chú ý là việc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản; đại lý kinh doanh xăng, dầu; bán lẻ xăng, dầu, mỡ bôi trơn; và hoạt động quản lý bãi đỗ, trông giữ phương tiện đường bộ. Xin bổ sung và sửa đổi điều lệ tại một số điểm về thời gian lập danh sách dự họp ĐHĐCĐ và thời gian gửi thông báo mời họp. 

Xin bổ sung, sửa đổi điều lệ

Một tờ trình quan trọng khác là việc xin ủy quyền cho HĐQT quyết định các hợp đồng hoặc giao dịch thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ gồm các hợp đồng giao dịch với các đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 162 Luật doanh nghiệp có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.Cụ thể, các đối tượng này bao gồm: cổ đông hoặc người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan; Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và những người có liên quan…

Có thể bạn quan tâm

  • Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 1): Vinafood 2 có cơ "đổi vận"?

    16:30, 05/03/2018

  • Vinafood 2 có "dễ xơi"?

    06:30, 06/02/2018

  • Nan giải cổ phần hóa Vinafood 2

    10:24, 08/01/2018

Hợp đồng giao dịch với một hoặc nhiều thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, TGĐ, người điều hành và các cá nhân tổ chức có liên quan… có giá trị lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.Do VinaFood II có ngành nghề kinh doanh là bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc... theo quy định thì tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 0%, HĐQT xin cổ đông thông qua vấn đề này. 

HĐQT cũng xin ý kiến về việc thành lập Tiểu ban quản lý tài chính và kế toán, chịu trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình tài chính của VinaFood II, đưa ra các biện pháp tài chính hiệu quả, tham mưu cho HĐQT về quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ… VinaFood II vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông của VinaFood II đang do Nhà nước sở hữu 51,43%, Tập đoàn T&T là cổ đông chiến lược sở hữu 25%, còn lại là cổ đông khác. 

Lỗ nặng vì “gánh nợ thay con”

Trước đó, Vinafood II gánh lỗ gần 1.500 tỷ đồng vì công ty con khống hàng tồn kho. Trong giai đoạn từ 9/10/2018 đến 31/12/2018, Vinafood II đạt doanh thu thuần 2.587 tỷ đồng; đáng chú ý các khoản chi phí dự phòng được ghi nhận sau khi cổ phần hóa khiến công ty lỗ ròng tới 1.488 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng tổn thất đầu tư phản ánh vào chi phí tài chính 108 tỷ đồng; ngoài ra còn khoản dự phòng phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp 1.189 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của Vinafood II còn lại 8.892 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng so với trước đó hai tháng. Các khoản mục biến động mạnh gồm có phải thu ngắn hạn khách hàng giảm từ 1.163 tỷ đồng xuống còn 645 tỷ đồng; ngược lại giá trị dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng từ vỏn vẹn 91 tỷ đồng lên 1.282 tỷ đồng. Nguyên nhân dự phòng tăng mạnh do sự cố tại CTCP Lương thực Trà Vinh (Imex Trà Vinh) diễn ra hồi đầu năm 2018.

Nguyễn Việt