Cửa sáng nào cho Sợi Thế Kỷ?
CTCP Chứng khoán Rồng Việt vừa đưa ra một số nhận định về kết quả kinh doanh của CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) trong nửa đầu năm 2019 và triển vọng trong phần còn lại của năm.
Cụ thể, theo BCTC quý 2/2019 chưa kiểm toán, lũy kế 6 tháng 2019, công ty đạt mức doanh thu thuần 1.099 tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ 2018) và lợi nhuận sau thuế đạt 106 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2018).
Mối lo lớn của Sợi Thế kỷ
Doanh thu không đạt kỳ vọng do khách hàng giảm nhu cầu tiêu thụ sợi polyester thường. Nguyên nhân chính khiến doanh thu STK sụt giảm trong nửa đầu năm 2019 là do tác động của thương chiến. Bên cạnh đó, các nhà máy dệt nhuộm Trung Quốc đóng cửa khiến tồn kho nguyên liệu sợi tăng cao, để giải quyết tình hình này các công ty sợi Trung Quốc bán phá giá mạnh so với giá thị trường, gây khó khăn cho việc bán hàng của STK ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Điều này sản phẩm sợi polyester truyền thống của công ty (DTY, FDY) giảm mạnh sản lượng tiêu thụ. Dù sản lượng sợi tái chế có tăng lên nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm mạnh từ các loại sợi thường.
Điều này cũng được ban lãnh đạo công ty cho biết tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây. Ban lãnh đạo công ty cho biết, trong bối cảnh lo ngại về các bất ổn toàn cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường lớn ít nhiều có sự ảnh hưởng.
Riêng thị trường Mỹ vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực có thể là do các nhà nhập khẩu tranh thủ mua hàng trước lo ngại mức thuế quan nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dệt may tại Mỹ, châu Âu và Nhật trong 5 tháng đầu năm 2019 lần lượt là 6,3%, -0,2% và 0,6% so với cùng kì.
Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của Việt Nam nhờ xu hướng chuyển dịch đơn hàng vẫn tăng trưởng tích cực hơn so với tăng trưởng toàn cầu.
Trong đó, xuất khẩu dệt may sang các thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật trong 5 tháng đầu năm 2019 lần lượt đạt 11,9%, 3,3% và 15,4% so với cùng kì.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất của lĩnh vực dệt sợi của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn và có thể kéo dài đến hết năm 2019 khi xuất khẩu sợi của Việt Nam 6 tháng cuối năm giảm 23,1% về sản lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kì.
Lo ngại về suy giảm về nhu cầu tiêu dùng từ ảnh hưởng từ các bất ổn kinh tế toàn cầu trong tương lai với các rủi ro từ chiến tranh Mỹ- Trung, xu hướng bảo hộ trong thương mại quốc tế khiến nhà sản xuất/nhãn hàng cắt giảm hoặc tạm thời hoãn các đơn hàng, trong đó ngành sợi sẽ là ngành chịu tác động đầu tiên.
Ban lãnh đạo cho biết, tăng trưởng kinh doanh của Sợi Thế Kỹ vẫn đang tích cực dù bị giới hạn bởi việc các đối tác bị tác động từ lo ngại các bất ổn kinh tế toàn cầu sắp tới cũng như việc các nhà sản xuất sợi Trung Quốc thực hiện bán phá giá nhằm giải phóng hàng tồn.
Doanh thu 6 tháng đầu năm giảm do tổng sản lượng tiêu thụ giảm 15% so với cùng kì, trong khi giá bán bình quân tăng 8,6% chủ yếu do giá nguyên vật liệu tăng trong bối cảnh giá dầu thế giới đầu năm nay tăng. Trong đó, sản lượng sợi nguyên sinh, sản phẩm dễ chịu cạnh tranh về giá từ các nhà sản xuất Trung Quốc (chiếm 80% xuất khẩu sợi polyester toàn cầu) có mức suy giảm 27% trong khi sợi tái chế với xu hướng chuyển dịch từ các thương hiệu toàn cầu như Nike, Adidas, … có mức sản lượng tiêu thụ tăng 118% so với cùng kì.
Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 16,2% nhờ việc cải thiện tỷ trọng doanh thu của sản phẩm sợi tái chế với mức biên gộp tốt hơn.
Tìm lối ra nhờ sợi tái chế?
Nói về bước đi trong thời gian tới, ban lãnh đạo cho biết, trong trung hạn, công ty đang làm việc với các đối tác sản xuất vải và may mặc FDI nhằm thành lập một tổ hợp liên kết chuỗi từ sợi đến may mặc.
Trong đó, Sợi Thế Kỷ sẽ đầu tư và chịu trách nhiệm khâu sản xuất sợi cho liên doanh trên, dự kiến khởi công vào năm 2021.
Về dài hạn, kế hoạch đầu tư khu tổ hợp sản xuất sợi theo phương pháp Direct Spinning được kì vọng giúp Sợi Thế Kỷ tăng trưởng về sản lượng và tiết giảm giá thành sản xuất nhờ lợi thế về quy mô và nguyên liệu đầu vào.
Với dự án này, sợi sẽ được sản xuất trực tiếp từ nguyên liệu dầu với quy mô lớn thay vì hạt chip như phương thức sản xuất hiện tại của Sợi Thế Kỷ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thông tin chi tiết hơn về hai dự án trên vẫn chưa được công bố.
Trong nửa đầu năm 2019, STK cũng đã nâng tỷ trọng đóng góp của sợi tái chế trên doanh thu lên 28% so với 11% cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành sớm mục tiêu của cả năm 2019 đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Ô tô cảnh sát Mỹ được trang bị gì đặc biệt?
21:30, 01/08/2019
Hà Đô rót gần 1.500 tỷ vào thuỷ điện Đăk Mi 2
21:18, 01/08/2019
Cuộc chơi TPP của Sợi Thế Kỷ
09:06, 07/05/2016
IPO Sợi Thế Kỷ: Mức giá 18.000 đồng/CP khá hấp dẫn
00:00, 26/11/2014
Sợi Thế Kỷ khánh thành nhà máy tại Tây Ninh
00:00, 19/01/2011
Do đó, VDSC cho rằng dư địa tăng trưởng mảng sợi tái chế nửa cuối năm 2019 vẫn còn khá lớn khi nguồn cung sản phẩm sợi tái chế vẫn còn thấp hơn nhu cầu sử dụng. Đồng thời, sợi tái chế định vị tại phân khúc thị trường ngách, không phải là sản phẩm thay thế của các loại sợi thông thường nên không chịu ảnh hưởng từ giá dầu và tác động của chiến tranh thương mại. Với việc sử dụng công nghệ chip spinning, các nhà máy hiện hữu của STK hoàn toàn có thể chuyển sang sản xuất 100% đơn hàng sợi tái chế thay vì các sản phẩm sợi thông thường nếu tăng được số lượng đơn đặt hàng.
Bên cạnh đó, với tỷ suất lợi nhuận gộp sợi tái chế cao gấp đôi các dòng sản phẩm truyền thống, cùng việc thay đổi cơ cấu sản phẩm sợi thông thường để hướng tới đáp ứng sản xuất các chi số sợi chất lượng cao, biên lợi nhuận gộp STK trong 6 tháng đầu năm 2019 đã cải thiện 262 điểm cơ bản, từ 13,6% cùng kỳ năm ngoái lên 16,2%. VDSC cho rằng đây là nhân tố chính giúp lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng khả quan.
Ở một diễn biến khác, Mỹ đang khởi xướng điều tra việc bán phá giá sợi polyester nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ khi Mỹ cho rằng các nhà xuất khẩu sợi polyester tại 2 nước này đã bán thấp hơn đáng kể so với giá thị trường, trong đó Trung Quốc bán phá giá lên tới 68% giá thị trường và Ấn Độ từ 40% - 130%. Điều này có thể phần nào ngăn chặn hành động bán phá giá sợi của Trung Quốc lên các thị trường, giúp cải thiện tâm lý các nhà nhập khẩu sợi nguyên liệu.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh cốt lõi của STK trong ngắn hạn đang bị ảnh hưởng bởi tác động của chiến tranh thương mại, khiến doanh thu trong nửa đầu năm 2019 sụt giảm so với kỳ vọng của thị trường. Liệu việc tăng tỷ trọng đóng góp sợi tái chế trên doanh thu thuần có là điểm sáng giúp cải thiện lợi nhuận và doanh thu của STK trong nửa cuối năm?