[VANG BÓNG MỘT THỜI] Bút bi Thiên Long từ “bán dạo” bước lên “đế chế”
Lớn dần theo một thế hệ người Việt, hiếm có sản phẩm nào lại nằm ở vị trí đáng nhớ trong ký ức tuổi thơ như như bút bi Thiên Long.
Những chiếc bút bi Thiên Long đầu tiên được sản xuất vào năm 1981. Khi ấy, bút bi hiếm đến mức người ta phải bơm mực vào để sử dụng được nhiều lần. Ban đầu, sản phẩm bút viết này được đặt tên là Vũ Trụ, nhưng sau đó được đổi tên thành Thiên Long vào năm 1985.
Năm 1997, Thiên Long hoàn toàn thống trị thị trường bút viết tại Việt Nam. Mặc dù không phải đơn vị sản xuất bút bi duy nhất, nhưng so sánh về thương hiệu thì Thiên Long vượt trội hơn hẳn. Do đó, sản phẩm bút bi chiếm tới hơn 80% tổng doanh thu của công ty này vào những năm 2000.
Được “ưu ái” vì giá bình dân
Nguyên nhân giúp Thiên Long nhận được sự ưu ái như vậy phải kể đến mức giá bình dân, chỉ từ 1000 đồng – 2000 đồng/cây bút cộng với chất lượng khá bền và mẫu mã hợp mắt. Đặc biệt, Thiên Long luôn cố gắng thay đổi và dẫn đầu thị trường về các sản phẩm mới. Ngay từ năm 1994, Thiên Long đã có một nhóm kỹ sư chuyên nghiên cứu thiết kế sản phẩm và phát triển thị trường (R&D). Từ năm 2000, hoạt động đổi mới sáng tạo sản phẩm đã chiếm tới 3 – 5% tổng doanh thu của Thiên Long.
Có thể bạn quan tâm
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Bột giặt LIX và cuộc chiến “ngầu bọt”
03:17, 18/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Mỹ Hảo và “cuộc chiến” trong bồn rửa bát
02:24, 17/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Phở 24 “hồi sinh" dưới tay người Philippines
11:11, 16/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Cú lội ngược dòng của “đế chế” Biti’s
04:30, 15/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Halico trôi vào "dĩ vãng"
05:27, 14/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Kem Thủy Tạ "tan chảy"
04:59, 13/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Phích nước Rạng Đông từng đứng trước nguy cơ phá sản
10:29, 10/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Bia Trúc Bạch và những bước thăng trầm
04:22, 10/02/2020
[VANG BÓNG MỘT THỜI] Diêm Thống Nhất “gắng gượng” cháy
03:01, 07/02/2020
Chiến thuật tung ra thị trường các dòng sản phẩm mới của Thiên Long cũng rất khôn khéo. Năm 2008, Thiên Long đã âm thầm cho ra mắt thị trường nhiều sản phẩm mới để thăm dò. Đợi đến khi xuất hiện những dấu hiệu tốt cho thấy người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm này thì Thiên Long mới dãn nhãn thương hiệu lên và tiếp tục tiếp thị sản phẩm. Cách làm này giúp Thiên Long tránh được tình trạng sản phẩm chết yểu ngay sau chiến dịch quảng bá.
Việc xem trọng nội địa hóa thông qua kênh phân phối đã giúp Thiên Long giành thị phần quan trọng tại các thị trường xuất khẩu. Năm 2017, doanh thu xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia của Thiên Long đạt hơn 327,7 tỷ đồng, với sự tăng trưởng đặc biệt từ 65% - 241% ở một số thị trường như Myanmar, Thái Lan...
Thị trường Philippines tưởng chừng khó phát triển vì nhiều bát nháo nhưng Thiên Long vẫn cố gắng và đã tìm được nhà phân phối tâm huyết. Nếu 5 năm trước, Công ty chỉ bán được 1 sản phẩm bút bi mực trơn thì đến nay, Thiên Long đã đã bán được 2 triệu cây bút/tháng. Với tốc độ hiện nay, khoảng 2 năm nữa Công ty sẽ bán được 5 triệu cây bút/tháng.
Thiên Long dự kiến sẽ quay lại thị trường Trung Quốc sau năm 2020. Đây là thị trường từng khiến Thiên Long thất bại. Châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi sẽ là 2 thị trường nhiều tiềm năng nhất, ít nhất trong khoảng 1 thập kỷ tới.
Thị trường Myanmar đã khiến doanh thu của Thiên long tăng vọt với 1.352 cửa hàng, 235 điểm bán sỉ thông qua 3 nhà phân phối tại Yangon, Mandalay, Taunggyi. Thị trường Myanmar mang lại doanh thu khoảng 2,8 triệu USD năm 2017 (tăng 57% so với năm 2016), với 2 dòng sản phẩm chính trong chiến lược khi xuất khẩu tại các nước Đông Nam Á là Flexoffice và Colokit.
Hiện, doanh thu thị trường nội địa và xuất khẩu của Thiên Long đang tăng lần lượt 12%/năm và 28%/năm. Thiên Long đặt mục tiêu đến cuối 2020, tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu sẽ chiếm từ 20 - 25% thay vì chỉ 15% như 2017.
Đạp xe “bán dạo” tạo nên cơ ngơi 4.000 tỷ
Để gây dựng được một công ty hàng đầu trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa thị trường xấp xỉ 4.000 tỷ đồng như ngày hôm nay, ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long đã trải qua khoảng thời gian vất vả nắng mưa, đạp xe khắp thành phố bán bút bi dạo từ những năm 1981 để có chi phí nuôi cơ sở sản xuất nhỏ với khoảng 20 nhân công.
Đến năm 1996, công ty Thiên Long ra đời. Năm 2010, Thiên Long niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Sau 40 năm hoạt động, giờ đây Thiên Long đã xuất khẩu ra 61 nước trên khắp thế giới. Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất cho tạp chí Forbes bình chọn và được xem là "đế chế" hùng mạnh nhất về lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam.
Trong 40 năm qua, Thiên Long đã trải qua đầy đủ các mô hình phát triển kinh tế, từ kinh tế hộ gia đình, cá thể, cơ sở sản xuất, công ty TNHH rồi đến Công ty cổ phần và sau đó là niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ những trải nghiệm song hành với từng thời điểm chuyển mình của đất nước, ông Thọ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của Thiên Long ở mỗi giai đoạn. Thị trường cũng có những bước tiến vượt bậc, các nhà quản lý cũng tìm cách thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Để điều hành một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chỉ với 20 nhân công trở thành một "đế chế" hùng mạnh với 3.500 nhân sự là một hành trình rất dài mà ông Cô Gia Thọ phải học cách quản trị và thấu hiểu từng nhân viên. Vị doanh nhân sinh năm 1958 khẳng định, yếu tố then chốt để tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh chính là con người. Do đó, người đứng đầu phải có sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng cấp dưới.
Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản công ty là 2.417 tỷ đồng, tăng 35% đầu kỳ. năm 2019, doanh thu Thiên Long đạt 3.256 tỷ đồng, tăng 14%. Lợi nhuận sau thuế là 349 tỷ đồng, tăng 19%. Như vậy, công ty vượt 1% kế hoạch doanh thu và 7% kế hoạch lợi nhuận. Công ty nắm giữ 60% thị phần bút viết trong nước và hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu.