Nhiều doanh nghiệp "than khó" khi tiếp cận chính sách tín dụng

ĐỖ HUYỀN 21/03/2021 11:18

Các chính sách vay với lãi 0% hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch đã có nhưng những trường hợp được thụ hưởng lại rất ít.

Từ khi Covid-19 bùng phát đến hết năm 2020, đã có 95 văn bản được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với 4 gói chính sách lớn nhất gồm 250.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng, 180.000 tỷ hỗ trợ giãn hoãn nộp thuế, 16.000 tỷ cho vay lãi suất 0% và gói 62.000 tỷ hỗ trợ an sinh xã hội.

Để các doanh nghiệp trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ cần thiết đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp.

Để các doanh nghiệp trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ cần thiết đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khó tiếp cận gói lãi suất 0%

Chia sẻ tại buổi đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vượt qua COVID-19 được tổ chức tại Vĩnh Phúc mới đây, ông Phạm Xuân Hoè, nguyên Phó Viện trưởng chiến lược ngân hàng cho rằng cần làm mới tư duy của người làm chính sách để tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới.

Bởi vậy, gói chính sách lần thứ hai cần đúng, trúng và kịp thời hơn các chính sách hỗ trợ lần đầu.

Làm chính sách mà cứ ngồi phòng máy lạnh thì không bao giờ đi vào cuộc sống. Những người làm chính sách cần tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp”, ông Hoè nhấn mạnh quan điểm.

Ông Phạm Xuân Hoè chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: VCCI.

Ông Phạm Xuân Hoè chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: VCCI.

Lấy ví dụ về gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng cho vay lãi suất 0% hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động, ban hành rồi sửa đổi nhưng vẫn xa rời thực tế. Ngoài quy định giảm doanh thu, điều kiện đặt ra để được vay gói này là doanh nghiệp có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên.

"Tôi đề nghị những người đặt ra điều kiện này cần điều tra, khảo sát lại trực tiếp với doanh nghiệp. Đạo lý lớn nhất của một người làm chủ doanh nghiệp là không để nhân viên nghỉ liên tục quá một tuần. Điều kiện đặt ra là cho nhân viên nghỉ liên tục tới một tháng không có một chút thực tế nào", ông Hoè nói.

Cùng với việc thay đổi điều kiện tiếp cận gói, ông đề nghị kéo dài gói 16.000 tỷ cho vay lãi suất 0% để hỗ trợ trả lương người lao động.

Doanh nghiệp lo vào “sách đen”

Cũng nói về các khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận với gói chính sách tín dụng, ông Nguyễn Hữu Thập- Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời, khiến bị quá hạn trả lãi hoặc gốc, “dính ”nợ xấu sẽ bị liệt vào “danh sách đen”.

“Kể cả sau đó, doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, thì vẫn có “vết” trong hệ thống thông tin ngân hàng và rất khó tiếp cận vốn ở bất kỳ ngân hàng nào khác. Loại trừ những trường hợp doanh nghiệp yếu kém cần cẩn trọng thì có những doanh nghiệp chỉ một lần gặp khó tạm thời mà không bao giờ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng là quá khắt khe”, ông Thập nói.

Một vướng mắc nữa được được đề cập thế chấp tài sản, không ít cán bộ ngân hàng do năng lực thẩm định dự án hạn chế, thường muốn làm theo cách thuận tiện, giữ an toàn cho mình, không thật sự đồng hành cùng doanh nghiệp.

Nguyễn Hữu Thập- Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Tuyên Quang phản hồi về những vướng mắc liên quan đến tiếp cận vốn. Ảnh: Huy Thắng

Nguyễn Hữu Thập- Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Tuyên Quang phản hồi về những vướng mắc liên quan đến tiếp cận vốn. Ảnh: Huy Thắng

Cụ thể, các doanh nghiệp có các tài sản phổ biến, dễ bán hơn khi có rủi ro tín dụng như nhà đất, ô tô… thường được ngân hàng “ưa thích hơn” khi mang ra thế chấp hơn so với các tài sản khác. Trong khi với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất mới đầu tư 70-80% nguồn lực vào dây chuyền sản xuất, nhà xưởng… Nhưng đây là những tài sản không ít ngân hàng lại không mặn mà hoặc định giá rất thấp.

Ông Thập nhấn mạnh trong trường hợp không thống nhất, cần có cơ quan thứ ba, độc lập tham gia định giá tài sản đảm bảo, tránh việc doanh nghiệp bị định giá thấp tài sản khi vay vốn, thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Trước những khó khăn này của doanh nghiệp, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước-NHNN) cho biết từ đầu năm 2020, ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5-2,%/năm đối với lãi suất điều hành.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 265 nghìn khách hàng với dư nợ 366 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng thực hiện miễn, giảm, hạ lãi suất vay vốn cho 625 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 1,06 triệu tỷ đồng. Cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch đối với 426 nghìn khách hàng, doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt hơn 2,65 triệu tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thanh toán, ngân hàng đã thực hiện chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán như: ban hành Thông tư điều chỉnh giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Đồng thời, NHNN chỉ đạo Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và các TCTD thực hiện giảm, miễn phí giao dịch thanh toán cho khách hàng…

Khẳng định các ngân hàng thấu hiểu các khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Phó Vụ trưởng Hà Thu Giang cho biết, các ngân hàng xác định, doanh nghiệp có tồn tại, sống khỏe thì ngân hàng mới phát triển và ngược lại. Dù vậy, trong quá trình triển khai các ngân hàng cũng đối mặt với nhiều thách thức vì sự sụt giảm “sức khoẻ” của nhiều doanh nghiệp.

Bà Hà Thu Giang, khẳng định NHNN đang khẩn trương sửa đổi chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN theo hướng điều chỉnh một số mốc thời gian để TCTD được cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng, đảm bảo phù hợp với tình hình diễn biễn dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua và sửa đổi, bổ sung một số quy định để phù hợp với thực tế triển khai của TCTD.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ thực chất, không “bóng bẩy”

    23:58, 20/03/2021

  • “Hãy thương thật doanh nghiệp để chính sách đi vào thực tế hơn”

    16:15, 18/03/2021

  • “Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì COVID bộc lộ bất cập”

    09:03, 18/03/2021

  • Có cần chính sách riêng biệt cho kinh tế sáng tạo?

    04:30, 15/03/2021

ĐỖ HUYỀN