Tiền Giang: Doanh nghiệp "kêu cứu" vì bị yêu cầu dừng sản xuất

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 31/07/2021 08:13

Việc UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu tất cả doanh nghiệp tại 9 cụm, khu công nghiệp, phải dừng hoạt động đang là cú sốc lớn, gây thiệt hại đến toàn chuỗi cung ứng, nguy cơ mất thị trường và phá sản.

Đó là chia sẻ của các doanh nghiệp đang nỗ lực duy trì sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ", chưa phát hiện F0 nhưng doanh nghiệp nhận thông báo tỉnh yêu cầu dừng hoạt động của UBND tỉnh Tiền Giang.

Doanh nghiệp có nguy cơ mất thị trường…

Theo bà Trương Thị Lê Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang, cho biết: để thực hiện mô hình sản xuất 3 tại chỗ, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ với 1.200 nhân viên để giữ chân người lao động.

Việc UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu tất cả doanh nghiệp tại 9 cụm, khu công nghiệp, phải dừng hoạt động đang là cú sốc lớn, gây thiệt hại đến toàn chuỗi cung ứng, nguy cơ mất thị trường và phá sản.

Việc UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu tất cả doanh nghiệp tại 9 cụm, khu công nghiệp, phải dừng hoạt động đang là cú sốc lớn, gây thiệt hại đến toàn chuỗi cung ứng, nguy cơ mất thị trường và phá sản.

Cụ thể, doanh nghiệp đã lập ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tại chỗ, tổ chức phân luồng ăn ở sản xuất theo từng dây chuyền để tránh nhiễm chéo, đạt yêu cầu theo đánh giá của Ban quản lý các khu cụm công nghiệp Tiền Giang. Việc xét nghiệm Covid-19 với toàn bộ nhân viên cũng được tiến hành thường xuyên. Gần nhất, ngày 27/7, toàn bộ công nhân được xét nghiệm PCR, kết quả âm tính.

Tuy nhiên, ngày 29/7, UBND tỉnh Tiền Giang thông báo dừng hoạt động 9 khu, cụm công nghiệp từ ngày 5/8/2021 để ngăn ngừa dịch lây lan. Lý do được tỉnh Tiền Giang đưa ra sau khi phát hiện 260 công nhân dương tính tại các nhà máy thực hiện phương án "3 tại chỗ" trong Khu công nghiệp Long Giang (Tân Phước) và Khu công nghiệp Mỹ Tho.

"Trước những bất ngờ về thông báo trên, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang (thuộc cụm công nghiệp Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), đã làm đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan để có các giải pháp tháo gỡ", bà Khanh cho biết.

Cũng theo bà Khanh, việc UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu dừng hoạt động tất cả doanh nghiệp tại 9 cụm, khu công nghiệp, "là cú sốc lớn cho doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương của tỉnh, bởi riêng Vạn Đức Tiền Giang đã chi hàng chục tỷ đồng để bố trí sản xuất 3 tại chỗ". Chưa kể, việc dừng hoạt động đột ngột khiến doanh nghiệp này gãy chuỗi cung ứng, cá tra nuôi bị quá lứa, không bán được, giá sẽ giảm sâu nếu không tiêu thụ kịp thời.

Bên cạnh đó, việc sản xuất 3 tại chỗ chỉ đạt 50% công suất, đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, nuôi và xuất khẩu. Do đó, nếu phải ngưng đột ngột sẽ gây thiệt hại kép đến toàn chuỗi cung ứng như: nguy cơ phải bồi thường cho các đối tác tại các hợp đồng cung ứng hàng cho siêu thị, cơ mất thị trường và doanh nghiệp phá sản là hoàn toàn có thể xảy ra – bà Khanh nêu.

… và những hỗn loạn về tâm lý đối với người lao động

Đặt vấn đề về những hệ luỵ do phải dừng sản xuất đột ngột, bà Khanh lo ngại: “khi doanh nghiệp phải dừng sản xuất thì toàn bộ lao động cũng không thể về quê được vì hầu hết chưa được viêm vaccine và tất cả địa phương đều giãn cách xã hội. Việc doanh nghiệp giữ lao động ở lại nhà máy mà không sản xuất được sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn về tâm lý, hành vi và sau này khó lòng kêu gọi công nhân quay trở lại sản xuất.

Bà Khanh chia sẻ thêm, hiện tại doanh nghiệp ngành cá đã quá khổ, giá thức ăn tăng, nhiều nhà máy chế biến đóng cửa. Công ty Vạn Đức Tiền Giang đã cố hết sức tổ chức sản xuất 3 tại chỗ nghiêm túc. Mỗi tháng chi phí sản xuất tăng hàng chục tỷ đồng chỉ để giữ được chuỗi cung ứng, giữ chân người lao động, khách hàng. Kết quả làm tốt không được ghi nhận mà bị đánh đồng với các doanh nghiệp chưa tốt và bị ngừng sản xuất đột ngột, thiệt hại này doanh nghiệp thực sự không gánh nổi – bà Khanh bức xúc..

Tương tự, trước những thông tin về việc các doanh nghiệp trong các cum, khu công nghiệp buộc phải ngưng hoạt động, đại diện Công ty MNS Feed Tiền Giang, khẳng định: hiện doanh nghiệp không có người nhiễm bệnh, tuân thủ các quy định phòng dịch. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị chính quyền tỉnh cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp tục cho doanh nghiệp hoạt động.

Cũng theo đại diện Công ty MNS Feed, việc phải ngừng sản xuất, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, công việc mưu sinh của người lao động đang làm việc tại nhà máy, mà còn gây ảnh rất lớn đến nguồn cung thức ăn chăn nuôi cho các hộ nông dân, trang trại. Đây là những đơn vị đang cố gắng cung ứng nhu yếu phẩm cho xã hội trong bối cảnh hết sức đặc biệt và cấp thiết hiện nay. Chưa kể đến những rủi ro và thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong việc tiếp nhận, lưu kho và bảo quản nguồn nguyên liệu đã đặt hàng dự phòng cho các kế hoạch sản xuất – đại diện MNS Feed nêu.

đại diện Công ty MNS Feed Tiền Giang, khẳng định: hiện doanh nghiệp không có người nhiễm bệnh, tuân thủ các quy định phòng dịch. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị chính quyền tỉnh cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp tục cho doanh nghiệp hoạt động

Đại diện Công ty MNS Feed Tiền Giang, khẳng định: hiện doanh nghiệp không có người nhiễm bệnh, tuân thủ các quy định phòng dịch. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị chính quyền tỉnh cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp tục cho doanh nghiệp hoạt động

Liên quan tới việc UBND tỉnh Tiền Giang ra thông báo buộc các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phải ngưng hoạt động, trả lời với báo chí tối 30/7/2021, ông Nguyễn Văn Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết: việc UBND tỉnh Tiền Giang đưa ra quyết định này là sau khi phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm phương án sản xuất 3 tại chỗ, dẫn tới nhiều ca nhiễm Covid-19.

"Hiện rất nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định “3 tại chỗ”, do đó, chúng tôi quyết định cho dừng hoạt động một thời gian với tất cả, chứ không riêng doanh nghiệp nào. Sau khi tỉnh rà soát, thẩm định lại, nếu đủ điều kiện, đạt yêu cầu phòng dịch mới có thể cho hoạt động trở lại", ông Vĩnh nhấn mạnh. 

Tính đến ngày 30/7, tỉnhTiền Giang ghi nhận 2.097 ca nhiễm Covid-19 kể từ đợt dịch bùng phát cuối tháng4. Và riêng ngày 30/7, tỉnh Tiền Giang đã ghi nhận 242 ca nhiễm bệnh. HiệnTiền Giang có 9 khu, cụm công nghiệp đang sản xuất với trên 100.000 công nhân, người lao động. Tiền Giang cùng 8 tỉnh miền Tây đã áp dụng yêu cầu hạn chế ra đường từ 18h đến 6h ngày hôm sau.

Có thể bạn quan tâm

  • Cùng vượt khó để thắng đại dịch COVID-19

    07:16, 31/07/2021

  • Tập đoàn VNPT: Làm chủ nhiều nền tảng công nghệ là điểm tựa vượt bão dịch Covid-19

    01:15, 31/07/2021

  • Kinh tế thế giới thời Covid (Kỳ II): Thách thức và triển vọng cuối năm

    04:00, 31/07/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bổ sung các giải pháp hỗ trợ ứng phó với dịch COVID-19

    18:40, 30/07/2021

  • Chủ tịch nước: Tập trung nguồn lực giảm tối đa tử vong do COVID-19!

    15:05, 30/07/2021

  • Tiền Giang: Chính quyền đồng hành cùng nông dân tiêu thụ nông sản giữa đại dịch COVID-19

    04:48, 25/07/2021

  • 25 tấn rau củ quả chuyển từ Tiền Giang đã có mặt tại TP.HCM

    10:17, 24/07/2021

  • Tiền Giang: Huy động mọi nguồn lực để chống dịch COVID-19

    04:31, 12/07/2021

HƯƠNG GIANG - DUY LONG