Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho kinh tế số

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 28/10/2021 13:06

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định, VCCI sẽ phối hợp với các bên giải quyết bài toán lực lượng lao động có kỹ năng, đặc biệt với nhóm lao động yếu thế...thích ứng với nền kinh tế số bao trùm.

Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam phối hợp tổ chức, dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng ÁnhSáng – LIGHT.

Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam phối hợp tổ chức.

Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam phối hợp tổ chức.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động gắn liền với những đột phá công nghệ, điện toán đám mây, công nghệ 3D… ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới các nền kinh tế và thị trường lao động trên thế giới, bao gồm Việt Nam.

“Trong bối cảnh đó, thực hiện chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chính phủ Việt Nam đã xác định định hướng phát triển thời gian tới là xây dựng kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, với mục tiêu tới năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 gia nhập nhóm các quốc gia phát triển trên thế giới”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phạm Tấn Công, hướng tới nền kinh tế số bao trùm và thành công, đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo các yếu tố có sự tham gia đầy đủ của mọi người bao gồm cả nhóm người yếu thế vào đời sống kinh tế, không để ai đứng bên ngoài sự phát triển của nền kinh tế số.

Đồng thời đảm bảo công bằng, tăng trưởng bền vững và ổn định trong đó công nghệ là động lực tăng trưởng chính.

"Nói cách khác, kinh tế số bao trùm cho phép mọi người lao động và doanh nghiệp đều có thể đóng góp vào quá trình tăng trưởng và hưởng thành quả tăng trưởng đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của chính phủ Việt Nam đặt ra, mà gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, hưởng ứng Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc", ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động gắn liền với những đột phá công nghệ.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động gắn liền với những đột phá công nghệ.

Tuy nhiên, nhận định còn nhiều thách thức, Chủ tịch VCCI phân tích, trước hết là yêu cầu trang bị năng lực số kỹ năng số cho người lao động và sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế số.

“Diễn đàn Kinh tế thế giới nhận định, toàn cầu cần trên 1 tỷ người lao động được đào tạo vào năm 2030. Tại Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ qua đào tạo thấp, chỉ đạt 21,6%. Cuộc chuyển đổi số đang định hình lại và chuyển đổi các kỹ năng cần thiết của nhiều ngành nghề”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, quá trình phân phối việc làm giữa các lĩnh vực, gia tăng công việc mới đòi hỏi kỹ năng người lao đông cao hơn…là tác động lớn khiến quan hệ lao dộng tại doanh nghiệp ngày càng phức tạp, đòi hỏi những điều chỉnh về thể chế chính sách pháp luật lao động.

Đặc biệt, theo Chủ tịch VCCI, điều này càng trở lên quan trọng trong bối cảnh của đại dịch COVID khi mà doanh nghiệp và người lao động là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

“Với vai trò tổ chức quốc gia đại diện người sử dụng lao động - VCCI luôn nỗ lực cùng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và các bên liên quan thúc đẩy đổi mới sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp theo hướng phát triển và thúc đẩy quan hệ lao động hài hoà tiến bộ. Đồng thời phối hợp với các bên trong việc giải quyết bài toán lực lượng lao động có kỹ năng, đào tạo lao động có kỹ năng,đặc biệt là nhóm lao động yếu thế…”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh. Đồng thời khẳng định sự cần thiét phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các bên trong xây dựng quan hệ hài hoà trong nền kinh tế số, mang lại giá trị kinh tế và giá trị nhân văn.

Chia sẻ tầm nhìn tại Diễn đàn, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, với người lao động, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cơ hội và cả những thách thức lớn, đến nay có thêm COVID 19 đã cộng hưởng làm thách thức khó khăn với người lao động thêm nặng nề.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhận định người lao động không thể đứng một mình trong cuộc cách mạng

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhận định người lao động không thể đứng một mình trong cuộc cách mạng.

“Bài toán được đặt ra với người lao động và tổ chức công đoàn là phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn nhận và phải thay đổi chính mình. Phải năng cao tay nghề, nâng cao trình độ. Để chuyển đổi trong nền kinh tế số, doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng và người lao động giữ vai trò quyết định. Người lao động sẽ biến những công nghệ thành sản phẩm cho xã hội, do vậy người lao động có vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng lần thứ 4”, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động chia sẻ.

Đồng thời, khẳng định người lao động không thể đứng một mình trong cuộc cách mạng này, mà cần sự chung tay của các bên trong định hướng hành động, tổ chức thực hiện nâng cao tay nghề bảo vệ công việc việc làm cho người lao động.

“Trong quá trình phát triển nền kinh tế số, chúng tôi cần sự chung tay, trước hết là cộng đồng doanh nghiệp - những người biến mục tiêu phát triển kinh tế số bao trùm thành hiện thực và người lao động sẽ là lực lượng đồng hành trong hiện thực mục tiêu đó”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

TS Lương Minh Huân

TS Lương Minh Huân

Các lãnh đạo Bộ ngành và doanh nghiêp thảo luận về hợp tác cải thiện năng lực của người lao động.

Các lãnh đạo Bộ ngành và doanh nghiêp thảo luận về hợp tác cải thiện năng lực của người lao động.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Choi JooHo, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam chia sẻ, cuộc khủng hoảng toàn cầu do COVID-19 gây ra trong 2 năm qua không chỉ gây ra những khó khăn cho nền kinh tế thế giới mà còn đặt ra những thách thức chưa từng có đối với những lợi thế cạnh tranh mà Việt Nam đã tạo dựng được trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thông qua Diễn đàn đa phương 2021, Samsung hy vọng có thể thảo luận với các bên về cơ hội mới mà Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã mang lại cho người lao động, đặc biệt là nhóm đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội học tập và phát triển. Từ đó, đóng góp tích cực, hữu ích, cùng chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững.

Theo bà Nguyễn Thu Giang, Đại diện Viện LIGHT, sự tham gia của các tổ chức xã hội giúp lấp đầy khoảng trống về nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là các nhóm kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội; thúc đẩy và đảm bảo quyền của các nhóm yếu thế, các nhóm lao động khu vực phi chính thức, lao động nhập cư....

Vai trò và sự hiện diện của các tổ chức xã hội góp phần đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và đa dạng trong cách tiếp cận và quá trình thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ mới tại Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thi đua khen thưởng: Hướng về người lao động trực tiếp!

    15:20, 28/10/2021

  • Xây dựng lực lượng lao động bền và vững cho tương lai số hóa bao trùm

    14:20, 26/10/2021

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN