Hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp nhà nước
Sử dụng hiệu quả vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những mục tiêu lớn của Nhà nước, Chính phủ. Để đạt được điều đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hiện đại hóa quản trị DNNN.
Trả lời phỏng vấn Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cho biết, năm 2022 và những năm tiếp theo, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ phải thể hiện tốt vài trò, đầu tàu, dẫn dắt và tạo sức lan toản tới các lĩnh vực, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp.
- 2021 là một năm khó khăn với kinh tế Việt Nam và toàn cầu trong bối cảnh áp lực Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài. Năm nay, các chỉ tiêu kế hoạch của CMSC đã được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng, ngay từ đầu năm với mục tiêu tăng trưởng so với năm 2020 và vượt kế hoạch được giao, tổng doanh thu công ty mẹ 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 826.390 tỷ đồng, bằng 99% so với kế hoạch năm 2021 và bằng 107% so với năm 2020. Lợi nhận trước thuế đạt 34.390 tỷ đồng, vượt 70 % kế hoạch. Tổng nộp ngân sách đạt 62.870 tỷ đồng, vượt 27 % so với kế hoạch.
>> Nhà đầu tư săn mua cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn
>> Cuộc đua "săn" cổ phiếu thoái vốn
Điều đạt được nổi bật chính là việc thực hiện “mục tiêu kép” như chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo lương thực, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 với chính sách bình ổn giá. Đặc biệt là những nỗ lực nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó linh hoạt với biến động của thị trường.
- Vậy, những vấn đề còn tồn đọng thời gian qua là gì, thưa ông?
Vấn đề còn tồn đọng đầu tiên là việc giải quyết một số công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước được thực hiện đầy đủ nhưng còn chưa bảo đảm thời hạn theo quy định. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư còn chậm tiến độ triển khai và giải ngân, công tác thanh quyết toán các dự án xây dựng cơ bản kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực. Tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đều thấp hơn so với kế hoạch do phải giãn, hoãn tiến độ triển khai, thanh toán các dự án để tập trung nguồn lực ứng phó ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đặc biệt, việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra. Sắp xếp lại nhà, đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
- Xin ông vui lòng chia sẻ về kế hoạch của Ủy ban trong năm 2022. Ủy ban sẽ ưu tiên cho những vấn đề gì trong năm 2022?
Trước hết, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tiếp theo, Ủy ban sẽ rà soát, phát hiện và đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý còn bất cập, chưa đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với tổ chức và hoạt động của Ủy ban và doanh nghiệp.
Ủy ban sẽ tập trung nghiên cứu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về cơ chế, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành với Ủy ban trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả ngành công thương. Các khó khăn vướng mắc còn tồn đọng sẽ được giải quyết dứt điểm.
Ủy ban cũng sẽ tập trung xây dựng Đề án cơ cấu lại tập đoàn, tổng công ty theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 và Đề án cơ cấu lại DNNN.
Và đặc biệt quan trọng là Ủy ban sẽ khẩn trương đổi mới, hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Đón cơ hội từ doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn ngoài ngành
Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tại các doanh nghiệp nhà nước ngang tầm nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp
Doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải theo quy luật “tự sinh, tự diệt”
"Nâng cao thể trạng" Doanh nghiệp Nhà nước, giải pháp nào?
Sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước ra sao trong COVID-19?
Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?
Ba cách tiếp cận Đề án thí điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn
11:55, 26/01/2022
14:00, 07/12/2021
15:30, 19/11/2021
05:30, 20/10/2021
15:29, 19/10/2021
04:05, 17/07/2021
18:36, 18/03/2021