Cổ phần hoá DNNN: Tách đất đai khỏi phần giá trị doanh nghiệp

THY HẰNG 27/03/2022 11:00

Theo đó, sửa đổi nghị định theo hướng không tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp. Đất có nguồn gốc cổ phần hoá sẽ trả về lại nhà nước, sử dụng cơ chế thuê đất sau khi cổ phần xong như Nghị quyết 60.

>>>VIMC đề xuất chỉ định thầu cho siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ

Chính phủ mới đây đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

Đến hết năm 2020, vẫn còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa và số doanh nghiệp này sẽ cộng dồn sang giai đoạn sau.

Đến hết năm 2020, vẫn còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa và số doanh nghiệp này sẽ cộng dồn sang giai đoạn sau.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước khó nhất, mắc nhất chính là đất đai. Các địa phương cũng “ngại” phê duyệt phương án sử dụng đất, do đó mà chậm trễ.

“Vì vậy, cần sửa đổi nghị định theo hướng không tính gía đất vào giá trị doanh nghiệp, tách riêng phần đất đai. Đất có nguồn gốc cổ phần hoá sẽ trả về lại nhà nước, sau đó sử dụng cơ chế thuê đất khi cổ phần xong như Nghị quyết 60/2018/QH14”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề xuất, đồng thời khẳng định nếu thực hiện được chúng ta sẽ cổ phần hoá rất nhanh và giảm rủi ro.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng kiến nghị xác định lộ trình phù hợp để cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đánh giá chính xác, xác định đầy đủ giá trị doanh nghiệp.

Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính. Tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, cần thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý để đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.

Cần rà soát, đánh giá làm rõ thực trạng của từng doanh nghiệp, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả để có phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế để doanh nghiệp chủ động, tự chủ trong xử lý dự án. Nhà nước sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật để hỗ trợ việc giải thể, phá sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.

Cuối cùng, cần tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực của DNNN về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.

>>>Kiến nghị giao DNNN giữ vai trò chủ chốt trong phát triển hạ tầng năng lượng

>>>PVN đề xuất sớm ban hành Luật Dầu khí sửa đổi

Theo Bộ Tài chính, lũy kế giai đoạn 2016-2020, đã có 180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng.

Đến hết năm 2020, vẫn còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa và số doanh nghiệp này sẽ cộng dồn sang giai đoạn sau.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước khó nhất, mắc nhất chính là đất đai.

Tuy nhiên trong 180 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 30% kế hoạch).

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, với việc thực hiện phương án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số lượng DNNN đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015.

Mặc dù số lượng DNNN chỉ còn chiếm khoảng 0,08% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2020, nhưng các DNNN vẫn nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, chiếm 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp khác, điều này đã khẳng định sự đúng đắn và chính xác trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trên thực tế các chuyên gia kinh tế đánh giá, sắp xếp, cổ phần hóa là con đường duy nhất để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, khơi thông nguồn lực cho kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, thực tế tiến độ cổ phần hóa ở các giai đoạn trước vẫn còn khá chậm.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng, chậm trễ là căn bệnh thường thấy ở các kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn có nhiều lý do để giải thích cho việc chậm trễ trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, điều này đã khiến cho mục tiêu về tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch không thể hoàn thành.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính cho rằng, nguyên nhân khiến cho tiến độ cổ phần hóa còn chậm là do một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo đầy đủ thủ tục, cơ sở pháp lý, nhất là trong lĩnh vực đất đai khi cổ phần hóa, thoái vốn.

Do đó việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian do lịch sử pháp lý đất đai phức tạp.

Cụ thể, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN đã được hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, tăng cường công khai minh bạch trong quá trình cổ phần hóa, tính đúng, tính đủ giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, tách quá trình xử lý liên quan đến đất đai ra khỏi quá trình cổ phần hóa (các doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi công bố giá trị doanh nghiệp), trong khi các DNNN chưa chuẩn bị nguồn lực để áp dụng dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện.

Bên cạnh đó là do các DNNN chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật quản lý tài sản công về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, đa số DNNN chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Có thể bạn quan tâm

  • Khơi thông nguồn lực mới cho DNNN

    02:26, 27/03/2022

  • Kiến nghị giao DNNN giữ vai trò chủ chốt trong phát triển hạ tầng năng lượng

    00:00, 25/03/2022

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nâng cao vai trò DNNN trong xây dựng nền kinh tế tự chủ

    17:09, 24/03/2022

  • Đề xuất chính sách để DNNN tiếp cận vốn vay ưu tiên với các ngành đặc thù

    14:38, 24/03/2022

  • VIMC đề xuất chỉ định thầu cho siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ

    09:30, 25/03/2022

THY HẰNG