Thị trường tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam chứng tỏ sức hấp dẫn hàng đầu khu vực
Thị trường tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam đang phục hồi ngoạn mục trong bối cảnh bình thường mới.
>> Masan hoạch định tương lai cùng hệ sinh thái mới ra sao?
Theo khảo sát của của CBRE châu Á với hơn 150 nhà bán lẻ, Việt Nam là thị trường mục tiêu hàng đầu được các doanh nghiệp này lựa chọn để mở rộng kinh doanh. Cùng với điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, nhiều “ông lớn” tiêu dùng - bán lẻ đã có những chiến lược nhằm thích ứng liên tục, đón đầu xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Thị trường tiêu dùng – bán lẻ hấp dẫn hàng đầu khu vực
Tổng cục Thống kê ghi nhận hoạt động thương mại và dịch vụ trong tháng 4/2022 khá sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,1% so cùng kỳ. Tính chung 4 tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong dài hạn, các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu người, được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển tầng lớp trung lưu mạnh và tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển. Thực vậy, theo các thống kê, từ năm 2019 trở về trước, thị trường bán lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trên 10%/năm. Thậm chí năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nền của đại dịch Covid-19, bán lẻ Việt Nam vẫn tăng thêm hơn 11 tỷ USD so với 2019, đạt hơn 172 tỷ USD. Trong 5 đến 10 năm tới, doanh thu của các nhà bán lẻ hàng đầu dự đoán sẽ gấp 3 lần so với thời điểm hiện tại.
Ông Vivek Kaul, Giám đốc Ngành Bán lẻ của CBRE tại Châu Á nhận định, với bối cảnh ngành bán lẻ tiếp tục chuyển dịch trong thời bình thường mới, các doanh nghiệp cần phải thích nghi và thay đổi để duy trì lợi thế cạnh tranh và nắm bắt cơ hội để bứt phá trong giai đoạn đặc biệt này.
Đầu tiên, trải nghiệm khách hàng trở thành một lợi thế cạnh tranh sống còn. Các doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư hơn trong việc tạo ra một hành trình mua sắm lý tưởng cho khách hàng. Mỗi điểm chạm cần được thiết kế một cách cá nhân hóa, tạo ra những khoảnh khắc ấn tượng và chạm được đến cảm xúc đủ để thuyết phục và giữ chân khách hàng, thay vì những chương trình ưu đãi giảm giá thông thường.
“Bên cạnh đó, kinh doanh đa kênh từ online đến offline là một xu thế tất yếu. Các doanh nghiệp nên tập trung chính vào việc nâng cao chất lượng tiếp cận thông tin trên các kênh online, cũng như phân bổ không gian trong cửa hàng để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.” - Ông Vivek Kaul nói thêm
Ưu thế thuộc về các doanh nghiệp giàu tiềm năng
Chiều ngày chủ nhât, chị Ngọc Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) cùng cô con gái tuổi teen cùng nhau mua sắm tại cửa hàng gần nhà. Chị Thanh nhanh chóng thêm vào giỏ hàng từ thực phẩm tươi sống đến các mặt hàng thiết yếu khác. Trong khi con gái chị mua một cốc trà sữa tại quầy đồ uống đặt ngay trong cửa hàng, sau đó ghé qua tham khảo các gói cước giá rẻ của một nhà hàng di động mới.
“Cửa hàng này mới được khai trương hồi đầu năm, gia đình mình thường xuyên ghé mua sắm và thấy rất tiện lợi. Tại đây, có thể vừa mua hàng hóa WinMart+, uống trà và café của Phúc Long, giao dịch tài chính tại quầy của Techcombank hay tham khảo sim điện thoại tại khu vực của Reddi. Vì có nhiều sản phẩm dịch vụ nên các thành viên trong gia đình thường xuyên đi mua sắm cùng nhau, thấy rất vui vẻ và thú vị” – Chị Thanh chia sẻ.
Được biết đây là cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini mall được Tập đoàn Masan tiên phong phát triển. Theo doanh nghiệp này, kể từ khi ra mắt, mô hình cửa hàng mini mall ghi nhận hiệu quả vượt trội cả về mặt doanh thu và lưu lượng khách hàng.
“Trong cuộc sống ngày càng bận rộn tại đô thị, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm tại các cửa hàng đa tiện ích để vừa tiết kiệm thời gian vừa được tận hưởng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Những cửa hàng “tất cả trong một” sẽ là xu hướng của thị trường bán lẻ trong tương lai.
Không dừng lại ở mô hình bán lẻ cung cấp nhu yếu phẩm thuần túy, tầm nhìn của của Masan là xây dựng một nền tảng “Point of Life” đáp ứng các nhu cầu về nhu yếu phẩm, tài chính, y tế, dịch vụ số, giáo dục, giải trí…. của người tiêu dùng. Đây sẽ là nền tảng xuyên suốt từ offline đến online giúp khách hàng tận hưởng cùng một trải nghiệm vượt trội dù đang ngồi tại nhà hay mua sắm các cửa hàng.” – Đại diện Masan nói.
Masan hiện là tập đoàn tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam với các công ty con là Masan Consumer – công ty sản xuất hàng tiêu dùng với các nhãn hiệu nổi tiếng như CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi,… và WinCommerce – đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 3000 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ trên cả nước. Đồng thời, Masan cũng sở hữu các mặt hàng thực phẩm chiến lược đang được thị trường yêu thích như thịt mát MEATDeli, nông sản WinEco.
Năm 2021 và quý 1 năm 2022, các mảng hoạt động này của Masan đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Năm nay, WinCommerce (WCM) đặt mục tiêu sẽ mở mới hàng ngàn siêu thị và cửa hàng WinMawrt/WinMart+, giữ vững “ngôi vương” về quy mô điểm bán. Đồng thời, WCM cũng tập trung phát triển mô hình cửa hàng WinMart+ nhượng quyền, “cánh tay nối dài” để nhà hàng bán lẻ này gia tăng độ phủ tại tất cả các tỉnh thành.
Mới đây, tại Đại hội cổ đông hồi cuối tháng 4/2022 vừa qua, tập đoàn Masan đã công bố đầu tư 65 triệu USD vào Trusting Social, công ty con tại Việt Nam của Trust IQ Pte. Ltd., có trụ sở tại Singapore. Thỏa thuận hợp tác với Trusting Social góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp từ offline đến online (O2). Qua đó cung cấp các giải pháp ứng dụng AI và fintech trong bán lẻ và tiêu dùng, mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội.
Với các chiến lược đón đầu và kết quả kinh doanh khả quan, báo cáo của HSBC Global Research khuyến nghị đầu tư vào cổ phiếu của Masan (mã MSN). MSN cũng liên tục tăng kịch trần trong các phiên gần đây chứng tỏ niềm tin của các nhà đầu tư vào mã cổ phiếu này. Các công ty chứng khoán như HSC, HSBC, Bản Việt … đang dự phóng giá mục tiêu ngắn hạn của MSN từ 158.000 - 165.400đ/ CP.
Có thể bạn quan tâm