Thấy gì từ số doanh nghiệp gia nhập thị trường đạt kỷ lục trong 6 tháng?

THY HẰNG 29/06/2022 00:01

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đạt mức kỷ lục với 76.233 doanh nghiệp thể hiện nền kinh tế Việt Nam tiếp đà phục hồi và niềm tin của doanh nghiệp vào thị trường rất lớn.

>>>Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức kỷ lục với 76.233 doanh nghiệp, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021. 

số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức kỷ lục với 76.233 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức kỷ lục với 76.233 doanh nghiệp.

Tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 882.122 tỷ đồng, gấp 1,2 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (749.019 tỷ đồng).

Tại Hà Nội và TPHCM, số doanh nghiệp thành lập mới tăng đáng kể. Hà Nội có 14.628 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này ở TPHCM là 22.469 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, 40.667 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,9 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (20.949 doanh nghiệp).

Trong đó, các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, chiếm 37,8%); xây dựng (5.015 doanh nghiệp, chiếm 12,3%); công nghiệp chế biến, chế tạo (4.493 doanh nghiệp, chiếm 11,0%).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 17/17 lĩnh vực, mức tăng cao nhất ghi nhận ở một số lĩnh vực như: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (652 doanh nghiệp, tăng 222,8%); hoạt động dịch vụ khác (1.124 doanh nghiệp, tăng 202,2%); kinh doanh bất động sản (1.409 doanh nghiệp, tăng 69,6%); bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, tăng 68,2%); giáo dục và đào tạo (977 doanh nghiệp, tăng 67,6%) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5%).

>>>Giảm chi phí logistics cho nông sản: Mô hình liên kết hãng tàu và doanh nghiệp

>>>TP.HCM: Cam kết “gỡ điểm nghẽn” cho doanh nghiệp!

Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, con số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường lần đầu vượt mốc 100.000 doanh nghiệp trong nửa đầu năm nói lên 2 điều.

các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, chiếm 37,8%); xây dựng (5.015 doanh nghiệp, chiếm 12,3%); xông nghiệp chế biến, chế tạo (4.493 doanh nghiệp, chiếm 11,0%).

Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo

“Thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất định, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà phục hồi. Thứ hai, niềm tin của doanh nghiệp vào thị trường rất lớn”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, kinh tế thế giới vẫn có nhiều yếu tố bất định, rủi ro lạm phát liên quan đến xu hướng giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu tiếp tục tăng gây áp lực lớn lên cộng đồng doanh nghiệp, có thể tác động đến quyết định duy trì hoạt động hay tạm thời rút lui khỏi thị trường.

Nửa đầu năm 2022, cả nước vẫn có hơn 83.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường và tái gia nhập thị trường, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2022, chuyên gia cho rằng, ngoài việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nên quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp có yếu tố sản xuất (như doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo) về cơ chế tài chính, tiếp cận mặt bằng, đơn giản hóa thủ tục hành chính…

Một số chuyên gia kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng hơn nữa việc cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực thi nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quy định, chính sách; triển khai thực chất dịch vụ công trực tuyến…

Có thể bạn quan tâm

  • Xem xét, kiến nghị phương án tiếp tục giảm phí, lệ phí cho doanh nghiệp vận tải

    15:04, 28/06/2022

  • Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch thực thi quyền con người vào chiến lược phát triển 

    13:49, 28/06/2022

  • Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    10:08, 28/06/2022

  • Giảm chi phí logistics cho nông sản: Mô hình liên kết hãng tàu và doanh nghiệp

    04:30, 28/06/2022

THY HẰNG