Thấy gì từ con số xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 7 tháng?

Bài: THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 01/08/2022 11:08

7 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 32 tỷ USD với 4 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD gồm cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ.

>>>Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm: Tiêu và Cà phê tăng trưởng nhờ đâu?

Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tháng 7 diễn ra trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản trên thế giới tăng cao, dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,...) đã giảm nhẹ. Dù vậy, sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục đạt được kết quả khả quan, xuất khẩu nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng mạnh với thặng dư thương mại 7 tháng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tôm là 1 trong 4

Tôm là 1 trong 4 nhóm sản phẩm/sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu hơn 2 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2022.

Xuất khẩu tăng gấp 2 lần

Theo đó, tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 10,4% so với tháng 7/2021, giảm 2,0% so với tháng 6/2022; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính gần 2,0 tỷ USD, lâm sản chính ước trên 1,4 tỷ USD, thủy sản đạt 965 triệu USD và chăn nuôi đạt 42,1 triệu USD,…

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt khoảng 58,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với 7 tháng năm 2021.

Trong đó xuất khẩu đạt khoảng 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu ước khoảng 26,0 tỷ USD, tăng 1,6%, xuất siêu gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê ghi nhận, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 13,3 tỷ USD, tăng 8,4%; lâm sản chính đạt trên 10,4 tỷ USD, tăng 1,3%; thủy sản ước đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 34,2%; chăn nuôi ước đạt 225,6 triệu USD, giảm 11,6%, xuất khẩu đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD, tăng 66,7%.

Đã có 04 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD gồm cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 8,7 tỷ USD, đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 5,7 tỷ USD, thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,3 tỷ USD, thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước trên 26,0 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 16 tỷ USD, giảm 0,6%; nhóm hàng thủy sản ước trên 1,5 tỷ USD, tăng 27,9%; nhóm lâm sản chính gần 1,9 tỷ USD, tăng 0,5%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 1,9 tỷ USD, giảm 11,6%; nhóm đầu vào sản xuất ước gần 4,7 tỷ USD, tăng 9,4%.

Trong đó, Achentina, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022.

>>>Hình thành các tập đoàn chế biến nông sản

>>>Bước tiến mới hoàn thiện chuỗi logistics nông sản Cần Thơ

Còn nhiều thách thức

Mặc dù xuất khẩu nông lâm thuỷ sản vẫn đang là điểm sáng trong bức tranh kinh tế những tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, hiện xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, dịch Covid-19, lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine... khiến giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng mạnh là những thách thức với xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.

lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine... khiến giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng mạnh là những thách thức với xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.

Lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine... khiến giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng mạnh là những thách thức với xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.

Hay như câu chuyện ùn ứ nông sản tại một số cửa khẩu phía Bắc thời gian vừa qua khi Trung Quốc siết chặt biện pháp kiểm soát dịch bằng chính sách “Zero Covid”, cho thấy việc thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới cho hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt Nam là hết sức cần thiết.

Đơn cử Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam, tuy nhiên từ đầu năm 2022, quy định về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc đã có thay đổi rất lớn khiến việc xuất khẩu hàng nông, thủy sản và các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn.

Theo bà Bùi Hoàng Yến, Phó Tổ trưởng Tổ Công tác miền Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải thực hiện theo Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc. Theo đó, toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài xuất thực phẩm sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc. Bà Yến khuyến nghị, các doanh nghiệp cần lựa chọn những đối tác bảo đảm, tin cậy nhằm giúp việc lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng) được thuận lợi, bên cạnh việc tuân thủ các yếu tố như kho bãi, vận chuyển.

Cùng với đó, Trung Quốc cũng ban hành tiêu chuẩn mới GB 2763-2021 quy định 10.092 mức giới hạn dung lượng tối đa với 564 loại thuốc bảo vệ thực vật, trong danh mục 376 thực phẩm. Những yêu cầu này đang dần tiệm cận với những nước phát triển, và duy trì việc kiểm soát Covid-19 trên bao bì, phương tiện vận chuyển thủy sản đông lạnh, thủy sản sống. Ðối với các sản phẩm trồng trọt, Trung Quốc đang ngày càng kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, nhất là giao thương tiểu ngạch. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh quản lý sản phẩm nhập khẩu theo hình thức nghị định thư và yêu cầu khai báo mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Để thuận lợi cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, ngoài các biện pháp của các cơ quan ban nghành và các địa phương có biên giới với Trung Quốc đã áp dụng trong thời gian qua, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, tăng khả năng kết nối phục vụ lưu thông hàng hóa cho sản xuất, xuất khẩu, giảm chi phí logistics; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tỉnh biên giới trong việc triển khai các phương án nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản có tính chất thời vụ.

Bà Bùi Hoàng Yến cho rằng, việc tính toán cho tiêu thụ nội địa trong nước hoặc các thị trường khác khi vào cao điểm mùa thu hoạch nông sản, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán cũng là phương án cần được các doanh nghiệp về nông sản của Việt Nam tính đến để giảm tình trạng phụ thuộc vào một thị trường, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi thông quan nông sản gặp khó khăn.

Song song đó, các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý các giải pháp để tận dụng lợi thế các EVFTA mang lại. Cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững cam kết của EU, thông tin về ưu đãi thuế quan. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến, từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm: Tiêu và Cà phê tăng trưởng nhờ đâu?

    04:40, 27/07/2022

  • Hình thành các tập đoàn chế biến nông sản

    00:03, 26/07/2022

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 22/07: Hình thành các tập đoàn chế biến nông sản

    00:37, 22/07/2022

  • Hỗ trợ kết nối giao thương, xuất khẩu nông sản sang EU

    03:40, 16/07/2022

  • Bước tiến mới hoàn thiện chuỗi logistics nông sản Cần Thơ

    00:06, 16/07/2022

  • Dư địa xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – EU có thể đạt 10 tỷ USD

    13:00, 14/07/2022

  • Sản xuất nông sản hữu cơ (Kỳ cuối): Tiêu thụ dễ hay khó?

    05:00, 14/07/2022

Bài: THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN