Tham vọng của Nutifood khi thâu tóm Đường Quảng Ngãi?

THY HẰNG 09/08/2022 04:00

Thương vụ mua thêm 2 triệu cổ phiếu giúp Nutifood trở thành nhóm cổ đông lớn tham gia vào cuộc đua tranh giành quyền sở hữu tại Đường Quảng Ngãi – doanh nghiệp sở hữu Vinasoy.

>>>Cần có những quy định minh bạch hơn về thị trường sữa

Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood Bình Dương vừa công bố mua thêm 2 triệu cổ phiếu, qua đó cùng Nutifood sở hữu tổng cộng 19 triệu cổ phiếu, trở thành nhóm cổ đông lớn sở hữu 5,33% cổ phần của CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) - doanh nghiệp hàng tiêu dùng lớn có vốn hóa thị trường gần 16.000 tỷ đòng cùng lợi nhuận sau ổn định hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood Bình Dương công bố mua thêm 2 triệu cổ phiếu, qua đó cùng Nutifood sở hữu tổng cộng 19 triệu cổ phiếu, trở thành nhóm cổ đông lớn sở hữu 5,33% cổ phần của CTCP Đường Quảng Ngãi - doanh nghiệp sở hữu Vinasoy.

Nutifood Bình Dương công bố mua thêm 2 triệu cổ phiếu của CTCP Đường Quảng Ngãi - doanh nghiệp sở hữu Vinasoy.

Đây là nhóm cổ đông lớn tiếp theo lộ diện, xếp sau Công ty TNHH MTV Thương mại Thành Phát (8,31%) và Tổng giám đốc Võ Thành Đàng (7,04%) và quỹ VOF. Lưu ý rằng công ty Thành Phát lại thuộc sở hữu của Đường Quảng Ngãi, do đó có thể xem lượng cổ phần Thành Phát đang nắm giữ có một phần tính chất là cổ phiếu quỹ.

Dù tỷ lệ sở hữu còn khá thấp nhưng có thể thấy đây là một tín hiệu cho thấy Nutifood muốn có những bước đi mới tại QNS. 

Thời gian qua, QNS là doanh nghiệp được gom cổ phiếu nóng với nhiều cái tên đánh tiếng tham gia nhưng hiện chưa có đơn vị nào có đủ sức chi phối và kiểm soát công ty sản xuất hàng tiêu dùng này.

Trước đó, cách đây một năm, một công ty chứng khoán lớn với nhiều khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng cho biết đang nắm giữ khoảng 4% cổ phần QNS. Điều này cho thấy nhiều tổ chức lớn vẫn đang âm thầm chạy đua để có được một tiếng nói đáng kể tại cuộc đua gia tăng sở hữu tại đây.

Hiện, cơ cấu cổ đông của QNS khá phân mảnh với ban lãnh đạo cấp cao nắm giữ gần 18%. Thành Phát đang là cổ đông lớn nhất sở hữu 15,6%. Do là công ty con của QNS nên bản chất quyền biểu quyết của công ty này vẫn do ban lãnh đạo hiện hành của công ty quyết đinh. Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ gần 18%, trong đó nhóm VinaCapital sở hữu 7%.

Trên thực tế không khó để lý giải nếu như Nutifood thực sự muốn nhanh chân thâu tóm QNS, cụ thể là Vinasoy. Liên tục phải chịu sức ép cạnh tranh từ “ông lớn” Vinamilk trong việc trực tiếp giành thị phần ở phân khúc cao cấp khi mức sống người dân tăng lên, thay vì cạnh tranh trực tiếp, thâu tóm Đường Quảng Ngãi được cho là phương án tối ưu, là mảnh ghép lý tưởng cho mục tiêu mở rộng thị phần và đa dạng sản phẩm của Nutifood. 

>>>Hai “gã khổng lồ” bắt tay "tham chiến" thị trường sữa Việt Nam

>>>Vinamilk xoay sở thế nào trước tình cảnh thị trường sữa liên tục tăng trưởng âm?

QNS sở hữu sản phẩm khá đa dạng từ đường, sữa đậu nành (Fami, Vinasoy), bia (Dung Quất), nước khoáng (Thạch Bích) cho đến bánh kẹo (Bisca Fun). Mảng kinh doanh nổi bật và vẫn duy trì được sức nặng cho đến bây giờ chính là sữa đậu nành. QNS chiếm hơn 80% thị phần sữa đậu nành đóng hộp với thương hiệu Vinasoy, Fami đồng thời có nguồn thu lớn từ đường, bia..

QNS sở hữu sản phẩm khá đa dạng từ đường, sữa đậu nành (Fami, Vinasoy), bia (Dung Quất), nước khoáng (Thạch Bích) cho đến bánh kẹo (Bisca Fun).

QNS sở hữu sản phẩm khá đa dạng từ đường, sữa đậu nành (Fami, Vinasoy), bia (Dung Quất), nước khoáng (Thạch Bích) cho đến bánh kẹo (Bisca Fun).

Tiền thân là nhà máy sữa Trường Xuân, Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy thuộc Đường Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động vào năm 2005 và nhanh chóng trở thành "gà đẻ trứng vàng" của doanh nghiệp này. Tới năm 2010, Vinasoy đã vươn lên vị thế dẫn đầu, trở thành ông hoàng trên thị trường sữa đậu nành Việt với hơn 80% thị phần.

Về kết quả kinh doanh, nhiều năm qua, doanh thu của sữa đậu nành vẫn đóng vai trò trụ cột cho Đường Quảng Ngãi. Năm 2021, doanh thu từ sữa đậu nành đạt 4.090 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm trước đó và đóng góp khoảng 55,5% tổng doanh thu của QNS.

Quý 2/2022, mảng sữa đậu nành chiếm 60% doanh thu QNS, ghi nhận mức tăng 230 tỷ đồng, lãi ròng đạt 265 tỷ đồng.

Trong khi đó, Nutifood cho thấy tham vọng mở rộng thị phần ở mảng sữa đậu nành. Dù là đi sau nhưng Nutifood cho biết có chiến lược phát triển bài bản, liên kết với những đơn vị có kinh nghiệm, tạo thế về vùng nguyên liệu trên cở sở tận dụng tốt hệ thống dây chuyền sản xuất sữa hiện đại sẵn có.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, tuyển chọn nguyên liệu chất lượng. Chiến lược này giúp sữa đậu nành NutiFood xuất hiện tại hầu hết chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc, tiếp cận người dùng cho tới những tiệm tạp hóa nhỏ, tạo chuỗi cung ứng rộng khắp.

Không chỉ vậy, NutiFood còn mở rộng thị trường xuất khẩu sữa đậu nành tới nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines... "Chúng tôi đặt tham vọng không chỉ trở thành thương hiệu hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng tại Việt Nam mà còn nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, xuất khẩu ra thị trường thế giới, phát triển bền vững vì lợi ích của người tiêu dùng”, bác sĩ Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc NutiFood cho biết. Do đó, việc thâu tóm dần QNS – doanh nghiệp sở hữu Vinasoy ngày càng thể hiện rõ tham vọng này của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Giữ 86% thị phần sữa đậu nành, Vinasoy có bị ảnh hưởng bởi “cơn sốt” giá nông sản?

    15:00, 30/03/2021

  • Nutifood GrowPLUS+ tri ân khách hàng bằng hàng ngàn giải thưởng

    16:01, 28/03/2022

  • Nutifood GrowPLUS+ khẳng định vị thế nhãn sữa trẻ em số 1 Việt Nam

    11:34, 22/03/2022

  • Sản phẩm Sữa non “Nutifood Yêu Việt Nam” chia sẻ khó khăn cùng mẹ Việt

    08:47, 21/01/2022

THY HẰNG