Cơ hội đầu tư doanh nghiệp Việt – Lào

Nguyễn Minh 10/08/2022 16:47

Với chính sách ưu đãi của Hà Nội – Viêng Chăn cũng như Việt Nam - Lào đang tiếp tục mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp 2 nước các lĩnh vực nông nghiệp, bất động sản, y tế, giáo dục…

Khai mạc triển lãm ảnh và trưng bày giới thiệu sản phẩm Hà Nội Viêng Chăn

Khai mạc triển lãm ảnh và trưng bày giới thiệu sản phẩm Hà Nội Viêng Chăn

>>>“Điểm hẹn” doanh nghiệp giao thương, kết nối với hệ thống phân phối của AEON

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, Chủ đề “Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển” và triển lãm ảnh trưng bày, giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn do UBND TP. Hà Nội giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) cùng các sở, ngành liên quan tổ chức sáng nay (10/8) tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Tú, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cho biết: Tính đến nay, vốn FDI đăng ký của Lào vào TP. Hà Nội là 7.99 triệu USD, trong đó có 04 dự án cấp mới với vốn đăng ký là 3,65 triệu USD; 02 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị góp vốn 4,34 triệu USD. Các doanh nghiệp của Lào đầu tư tại Hà Nội trong một số lĩnh vực như: thương mại, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; sửa chữa ô tô, xe máy…

Phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực

Pháᴄ họa rõ nét mối quan hệ hữu nghị đặᴄ biệt giữa hai nướᴄ bằng câu thơ ᴄủa Chủ tịᴄh Hồ Chí Minh ᴠiết ᴄáᴄh đâу hơn 50 năm “Việt - Lào hai nướᴄ ᴄhúng ta, tình ѕâu hơn nướᴄ Hồng Hà - Cửu Long”, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định: Thời gian qua, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, hữu nghị đặc biệt giữa hai đất nước Việt Nam - Lào, mối quan hệ hợp tác giữa hai Thủ đô nói riêng và giữa Hà Nội với các địa phương của Lào nói chung đã không ngừng được thắt chặt, phát triển toàn diện trên tất cả các kênh, với nhiều dự án hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quân sự, giao lưu nhân dân…

ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cùng ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) và đại diện Lãnh đạo các cơ quan Việt Nam - Lào đi thăm các gian hàng tại triển lãm

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) cùng đại diện Lãnh đạo các cơ quan TP. Hà Nội - Thủ đô Viêng Chăn đi thăm các gian hàng tại triển lãm.

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường Lào đạt 74,8 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022)… Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Lào đạt 98,3 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,48% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022)…

“Gần đây, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hai Thủ đô cũng đã kịp thời hỗ trợ nhau về kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch” ông Quyền nói.

Đồng quan điểm trên trong việc thắt chặt và phát huy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Lào - Việt Nam trên nền tảng tình cảm thủy chung, son sắt và sự giúp đỡ lẫn nhau chí nghĩa chí tình, ông Phu-vông Vông-khăm-xao, Phó Đô trưởng Viêng Chăn nhìn nhận: “Tại Hội nghị lần này, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là về cơ hội và thế mạnh trong thu hút đầu tư của Thủ đô Viêng Chăn, Lào và Thủ đô Hà Nội, Việt Nam sao cho luôn giữ được vai trò quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của hai nước nói chung và hai Thủ đô nói riêng, tiếp tục thiết lập hợp tác xây dựng kinh tế chung mở cửa ra thế giới bên ngoài trong cơ chế hợp tác toàn diện, phát huy cơ hội, thế mạnh về kinh tế và tài nguyên sẵn có sao cho đạt kết quả cao nhất”.

“Rộng cửa” đầu tư 

>>>Hà Nội: Phát triển logistics nội đô thích ứng với bối cảnh mới

Xác định cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cộng động doanh nghiệp FDI nói riêng là động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập của Thủ đô, ông Tú cho hay, hiện TP.Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao tập trung vào các lĩnh vực: phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố thông minh; công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin; nghiên cứu phát triển; du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng; đào tạo nhân lực; nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm sạch an toàn…

Tiếp cận để nhận đầu tư từ các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao, tăng cường đổi mới và tiếp nhận chuyển giao tri thức từ các doanh nghiệp FDI, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, gắn kết với xúc tiến thương mại, du lịch cũng như gắn với hoạt động đối ngoại, văn hóa. Xác định rõ các thị trường, quốc gia trọng điểm (G7, G8, OECD), các tập đoàn lớn để giới thiệu tiềm năng, lợi thế của Thành phố; chú trọng và tăng cường thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ; bám sát và hỗ trợ hoạt động của Tổ công tác Thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, thuế, bảo hiểm, đất đai; công bố công khai, minh bạch toàn bộ các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất theo nhiều hình thức để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin đầu tư. Đẩy mạnh vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư đối với các tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế vốn đầu tư nước.

“Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và công bằng để các nhà đầu tư kinh doanh thành công và phát triển bền vững, đồng hành với sự phát triển của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung” ông Tú nói.

Trước thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong nhóm 10 nước đầu tư tại Thủ đô Viêng Chăn với giá trị đầu tư 19.117,73 tỷ Kíp, ông Bua von Súc-la-xẻng, trưởng phòng KH&ĐT Thủ đô Viêng-chăn mong muốn: Qua thông tin về quy chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào Thủ đô Viêng-Chăn. các doanh nghiệp Hà Nội cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu đầu tư sản xuất công nghiệp nhẹ và sạch; nông nghiệp đô thị, sản, phát triển du lịch thiên nhiên, lịch sử, văn hóa… .

“Các pháp lý chính liên quan đến đầu tư như, Luật về doanh nghiệp; Luật về cạnh tranh kinh doanh; Luật về khuyến khích đầu tư, Luật về tài sản, Luật về quặng và Luật về đất đai vào Thủ đô Viêng-Chăn cơ bản đã được hoàn thiện” ông Bua von Súc-la-xẻng dẫn chứng thêm.

Lễ trao 03 Biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp Viêng Chăn và Hà Nội

Lễ trao 03 Biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp Viêng Chăn và Hà Nội

>>>Khơi thông điểm nghẽn để phát triển du lịch MICE

Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN NVV Hà Nội vẫn trăn trở: Hiện các doanh nghiệp Việt đầu tư vào Lào gặp phải khó khăn về nguồn lực, vì vậy Lào cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

“Ngoài ra, đối với các Hiệp hội của Viêng Chăn, chúng tôi mong muốn hai bên có nhiều hội nghị xúc tiến trực tuyến, trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường giao thương. Các sản phẩm của Lào sẽ tham gia vào chuỗi liên kết đặc sản vùng miền, OCOP mà TP.Hà Nội đã đang triển khai trên các điểm bán lẻ trên địa bàn Thành phố” ông Quốc Anh đề xuất.

Trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, Chủ đề “Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển”, đã diễn ra Lễ trao 03 Biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp Viêng Chăn và Hà Nội, cụ thể: Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa để phân phối trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, trao đổi gạo tẻ và gạo nếp Giữa Công ty TNHH MTV Phát triển nông nghiệp Phan Phet Và Công ty CP Vilaconic; Biên bản ghi nhớ về việc gia công và mua bán sản phẩm Khăn giấy VILA giữa Công tyTNHH Sản xuất và Thương mại giấy VILA và VILA IMPORT - EXPORT SOLE CO., Ltd; Biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao công nghệ phần mềm chuyển đổi số nông nghiệp và liên kết chuỗi tiêu thụ nông sản, đặc sản Việt Nam-Lào giữa Công ty CP Công nghệ phần mền AUTOAGRI và Công ty CP SUN COMMERCIAL IMPORT-EXPORT AND SERVICE

Trong khuôn khổ hội nghị, tại khách sạn Melia (44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội)  thành phố Hà Nội cũng tổ chức “Không gian triển lãm ảnh, trưng bày sản phẩm, hàng hoá Hà Nội - Viêng Chăn”. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Thủ đô Hà Nội hưởng ứng chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022, thể hiện sự coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác đặc biệt giữa hai quốc gia cũng như quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn, giúp tăng cường giao lưu, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ keo sơn, gắn bó thuỷ chung giữa hai Đảng, hai nước và hai dân tộc.

Triển lãm giới thiệu những hình ảnh về các sản phẩm đặc trưng, đặc sản làng nghề của Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn. Cùng với đó là những hình ảnh về các địa danh nổi tiếng của hai nước, hình ảnh biểu trưng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước cũng như hai Thủ đô. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Lào hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phụ tùng ô tô, thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may… tham gia trưng bày sản phẩm và tìm kiếm đối tác tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội: HPA cần đổi mới hoạt động cả về nội dung và phương thức thực hiện

    16:06, 08/02/2022

  • Hà Nội bổ nhiệm Phó Giám đốc HPA

    21:47, 12/11/2021

  • HPA giúp doanh nghiệp tránh rủi ro trong lĩnh vực thuế

    11:33, 04/11/2020

  • HPA tổ chức OCOP 2020 tại 2 địa điểm AEON

    13:35, 19/10/2020

  • HPA kết nối tiêu thụ sản phẩm giống chủ lực của Hà Nội

    12:31, 04/12/2019

Nguyễn Minh