NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh

LINH NGA - Ảnh: Q. TUẤN - BẢO LOAN 20/08/2022 11:00

Mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần sẵn sàng đối mặt với những thách thức, có phương án đón đầu xu hướng kinh doanh mới, xây dựng uy tín và thương hiệu trên thị trường khu vực và quốc tế.

>>Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

fd

Diễn đàn với chủ đề: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức chiều 19/8.

Đây là ý kiến được đưa ra tại Diễn đàn với chủ đề: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức chiều 19/8.

Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn do 2 năm bị tác động bởi dịch Covid-19. Trong đó, các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch, dịch vụ, vận tải, các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp… Năm vừa qua, đã có trên 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)cho biếtnền kinh tế Việt Nam đang trong quý 3 năm 2022, chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam ở mức "ổn định" và "tích cực". Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, GDP tăng 7,72% trong quý 2, các cân đối lớn được đảm bảo, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh. Đóng góp vào kết quả đáng trân trọng của nền kinh tế có sự chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

fd

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch VCCI, khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI cũng cho thấy sự khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể, có tới 92% doanh nghiệp (94% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 86% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cho biết bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19.

Hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề và các địa phương đều phải đương đầu với các vấn đề do dịch COVID-19 gây ra, như khó tiếp cận khách hàng (60%), thiếu hụt nhân công (53%), mất cân đối dòng tiền (52%), đứt gãy chuỗi cung ứng (52%)…

>>Tiếp sức nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

“Cùng với những tác động tiêu cực do dịch COVID-19, khảo sát PCI cũng cho thấy các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”, ông Hoàng Quang Phòng cho biết. Phó Chủ tịch VCCI cũng chỉ ra rằng, những khó khăn trong kinh doanh cùng với tác động của dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp dè dặt hơn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh và điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Song song đó, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang tham gia các hiệp định thương mại song phong, đa phương… Vì vậy, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang diễn ra gay gắt.

fd

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Phúc Sinh.

Chia sẻ từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Phúc Sinh nhận định, trong 3 năm vừa qua, chúng ta gặp vấn đề về COVID-19 và thế giới đã có nhiều biến động. Năm 2022, sau khi đại dịch giảm xuống, châu Âu bắt đầu cho đi lại, chúng tôi đã ngay lập tức có chuyến đi châu Âu làm triển lãm và gặp gỡ khách hàng. Qua đó nhận thấy, châu Âu đang rất khó khăn ở các khía cạnh như, khu vực này phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga và nhập khâu hàng hoá Trung Quốc. Do đó, khi Trung Quốc đóng cửa, phong toả, các nước này gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả một quốc gia rất phát triển như Đức cũng nhập nhiều thiết bị từ Trung Quốc bao gồm cả máy móc.

Một vấn đề nóng nữa là lạm phát trên toàn thế giới hiện nay. Khoảng 70% các doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng xuất khẩu, khi lạm phát xảy ra, chúng ta thấy không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, lạm phát ở các nước châu Âu và Mỹ diễn ra, dần dần họ bắt đầu mua bán chậm hơn, ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam nhiều hơn đặc biệt là khối xuất khẩu. Đặc biệt, điều đó sẽ ảnh hưởng rất mạnh trong nửa cuối năm 2022.

fd

PGS. Trần Phương Trà, Chuyên ngành Quản trị chiến lược, Giám đốc chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Kinh doanh IPAG (Paris, Pháp), Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global.

PGS. Trần Phương Trà, Chuyên ngành Quản trị chiến lược, Giám đốc chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Kinh doanh IPAG (Paris, Pháp), Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global cũng chỉ ra rằng, những doanh nghiệp tìm ra “kim chỉ nam” trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng, cho nhân viên và cho những nhà cung cấp sẽ tạo ra hiệu suất cao ngoại lệ hơn so với các doanh nghiệp khác.

Thông tin tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, cho biết hiện Chính phủ đang hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Qua đó nhằm xây dựng doanh nghiệp Việt Nam mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng quan trọng đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời cho rằng, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần sẵn sàng đối mặt với những thách thức, chủ động nắm bắt từng cơ hội, đổi mới và sáng tạo.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần sẵn sàng đối mặt với những thách thức, chủ động nắm bắt, chắt chiu từng cơ hội đổi mới và sáng tạo, có phương án đón đầu xu hướng kinh doanh mới, xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đầu tư những lĩnh vực mới, hiện đại. Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cấu trúc lao động để thích ứng và đón đầu các xu hướng mới của thị trường.

Kỳ 2: Định hướng mới nâng cao năng lực quản trị công ty

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

    Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

    14:12, 19/08/2022

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”

    [TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”

    13:15, 19/08/2022

  • Tiếp sức nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

    Tiếp sức nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

    11:00, 19/08/2022

LINH NGA - Ảnh: Q. TUẤN - BẢO LOAN