Kinh tế trang trại còn nhiều “khoảng trống”

THY HẰNG 29/08/2022 11:00

Dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp vừa được công bố và lấy ý kiến các Bộ, ngành địa phương gồm 05 Chương 21 Điều.

>>>Cần hỗ trợ mô hình kinh tế trang trại

Nghị định được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các trang trại để tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển theo đúng quy định của pháp luật như: Đất đai, xây dựng, tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các hoạt động phi nông nghiệp kết hợp.

cả nước có 18.945 trang trại đạt tiêu chí quy định

Cả nước có 18.945 trang trại đạt tiêu chí quy định, diện tích đất bình quân 3,52 ha/trang trại. 

Đồng thời, tạo điều kiện cho trang trại phát triển và đầu tư mở rộng quy mô, từng bước phát triển gắn với mục tiêu sản xuất qui mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung. Tạo tiền đề thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

Trên thực tế, theo Bộ NN&PTNT, báo cáo của các địa phương, đến hết năm 2021 cả nước có 18.945 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ NN&PTNT. Diện tích đất bình quân của các trang trại là 3,52 ha/trang trại. 

Tổng số lượng lao động thường xuyên của trang trại bình quân 3,8 lao động/trang trại, trong đó chủ yếu là chủ trang trại và các thành viên trong gia đình; một số trang trại có thuê mướn lao động bên ngoài chủ yếu là vào thời vụ gieo trồng, thu hoạch. 

Giá trị vốn đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2021 là 2.430 triệu đồng/trang trại. Tổng giá trị sản xuất bình quân của trang trại năm 2021 đạt 3.513 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân lao động thường xuyên làm việc trong trang trại đạt 4,9 triệu đồng/ người/ tháng. 

>>>Kinh tế nông nghiệp Quảng Trị - nhìn từ “chuỗi cung ứng ngắn”

>>>Chuyển đổi số nền nông nghiệp: Câu chuyện của sự phát triển bền vững

Đáng nói, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cho thấy còn nhiều khoảng trống dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các trang trại và công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại.

Cụ thể như chưa quy định rõ việc phân loại và các tiêu chí quy định của các trang trại nông nghiệp có kết hợp hoạt động du lịch và sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp khác.

còn nhiều khoảng trống dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các trang trại và công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại.

Còn nhiều khoảng trống dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các trang trại và công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại.

Chưa quy định cụ thể về công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại như quy định về đất đai, xây dựng trong trang trại. Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án kinh tế trang trại, trách nhiệm trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại, chế độ báo cáo về kinh tế trang trại.

Bên cạnh đó, chưa chỉ rõ chính sách hỗ trợ mà kinh tế trang trại được hưởng đang nằm tản mạn ở nhiều văn bản. Đặc biệt là việc tổ chức và quản lý các hoạt động phi nông nghiệp kết hợp liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều Bộ, ngành Trung ương nên việc ban hành văn bản hướng dẫn để trang trại thực hiện vượt ra ngoài thẩm quyền của Bộ NN&PTNT. 

Từ đó đòi hỏi phải có 1 văn bản quy định đầy đủ, thống nhất khung khổ pháp lý về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, trong đó có các quy định liên quan đến nhiều Bộ, ngành và chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh tế trang trại thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Thực tế hoạt động, nhiều trang trại đã liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho trang trại và bà con nông dân. Việc bảo vệ môi  trường được các trang trại quan tâm nên nhiều trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi đã đầu tư hệ thống để xử lý chất thải nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường.

Kinh tế trang trại đã thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi thuỷ sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái.

Phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc, đồng thời thu hút được nguồn lực tài chính trong dân; tạo điều kiện cho các cá nhân có vốn, có trình độ chuyên môn mạnh dạn đầu tư hình thành trang trại để đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần giảm bớt áp lực do thiếu việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân.

Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách khuyến khích phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Lai Châu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất nông nghiệp

    00:41, 29/08/2022

  • Kinh tế nông nghiệp Quảng Trị - nhìn từ “chuỗi cung ứng ngắn”

    00:00, 25/08/2022

  • Chuyển đổi số nền nông nghiệp: Câu chuyện của sự phát triển bền vững

    11:00, 24/08/2022

  • Phát triển khởi nghiệp nông nghiệp là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước

    11:35, 17/08/2022

THY HẰNG