WB: Các doanh nghiệp Việt đang phục hồi nhưng còn yếu ớt

THY HẰNG 06/09/2022 00:00

WB nhận định, các doanh nghiệp đang phục hồi nhưng còn yếu ớt và cần thêm thời gian mới có thể phục hồi hoàn toàn.

>>Standard Chartered tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022

Báo cáo điểm lại kinh tế tháng 8/2022 của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, môi trường kinh tế toàn cầu đang trở nên thách thức hơn.

 56% các doanh nghiệp khác cho biết doanh số của họ bị giảm trong cùng kỳ

56% các doanh nghiệp khác cho biết doanh số của họ bị giảm trong cùng kỳ.

Theo WB, sau hai năm khủng hoảng COVID-19, các cú sốc kinh tế mới đang làm gia tăng bất định và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu. Cú sốc cung liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia và dấy lên nỗi ám ảnh về lạm phát đình đốn (stagflation) tại các quốc gia phát triển, dẫn đến điều kiện huy động vốn thắt chặt trên các thị trường tài chính toàn cầu. Các biện pháp kiểm soát sự lây lan biến thể Omicron của COVID-19 tại Trung Quốc khiến cho triển vọng tăng trưởng yếu đi và làm gián đoạn các chuỗi giá trị toàn cầu.

Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 hiện được dự báo chỉ đạt 2,9%. Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều bị tác động bởi những cú sốc nêu trên, trong đó tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro được dự báo đạt 2,5% còn Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 4,3% trong năm 2022. Bên cạnh đó, lạm phát đã tăng mạnh ở cả nền kinh tế phát triển, cũng như các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE), với trên 75% các quốc gia ở cả hai nhóm đều đã vượt chỉ tiêu lạm phát của họ.

Tuy nhiên, WB đánh giá, bất chấp những cú sốc và tình trạng bất định gia tăng gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên lộ trình phục hồi sau 2 năm bị tổn thương. Sau đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt và GDP sụt giảm mạnh vào quý III/2021, nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại từ mùa thu năm 2021 nhờ tỷ lệ tiêm vắc-xin cao tạo điều kiện cho quốc gia mở cửa lại. Đến cuối tháng 12/2021, khoảng 80% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ, các biện pháp hạn chế đi lại dần được gỡ bỏ. Nhờ vậy, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, tăng trưởng với tốc độ 5,2%2 trong quý IV/2021, 5,1% trong quý I/2022 và 7,7% trong quý II/2022.

>>>Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

>>>Vì sao WB đề xuất người lao động cần học 4 bộ kỹ năng mới?

Mặc dù quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, nhưng chưa đầy đủ và đồng đều, khi tổng sản lượng vẫn thấp hơn xu hướng trước Covid đến 3,8% và đặc biệt là các ngành dịch vụ mới chỉ đang phục hồi (thấp hơn 5,7% so với xu hướng trước Covid).

Đặc biệt, WB nhận định, các doanh nghiệp đang phục hồi nhưng còn yếu ớt. Khi nền kinh tế được mở cửa trở lại trong quý IV/2021 và quý I/2022, các doanh nghiệp cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh đã được khôi phục, nhưng cần thêm thời gian mới có thể phục hồi hoàn toàn.

 tình trạng thiếu lao động trên diện rộng vẫn kéo dài.

Tình trạng thiếu lao động trên diện rộng vẫn kéo dài.

Khảo sát Đánh giá tác động đến doanh nghiệp lần thứ 5 do Ngân hàng Thế giới thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3/2022 cho thấy 92,6% doanh nghiệp trong khu vực chính thức đã quay trở lại hoạt động, và 20% doanh nghiệp cho biết có tuyển lao động mới trong quý I/2022.

"Mặc dù vậy, một số doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với thách thức. 44% doanh nghiệp cho biết doanh số của họ vẫn giữ nguyên hoặc tốt hơn so với trước đại dịch trong giai đoạn tháng 01-03/2022, nhưng có 56% các doanh nghiệp khác cho biết doanh số của họ bị giảm trong cùng kỳ", WB đánh giá.

Tuy nhiên tình trạng thiếu lao động trên diện rộng vẫn kéo dài đến tháng 03/2022, nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt theo WB, thị trường lao động cũng đang phục hồi và thu nhập đang tăng lên, nhưng tác động của cú sốc COVID-19 vẫn còn kéo dài.

Tình hình thị trường lao động và thu nhập của hộ gia đình được cải thiện trong nửa đầu năm 2022. Tỷ lệ có việc làm đã quay về mức trước đại dịch. Tỷ lệ tham gia thị trường lao động tăng nhẹ lên 68,5%, nhưng vẫn thấp hơn các mức trước đại dịch (71,3% vào Q4/2019). Trong khi thu nhập bình quân của hộ gia đình chuyển tăng 5,8% trong Q2/2022, nhưng một số hộ gia đình vẫn tiếp tục cảm nhận hiệu ứng của cú sốc COVID-19. Ví dụ, tính đến tháng 4/2022, khoảng 1/4 số hộ gia đình ở khu vực thành thị (24,7%) cho biết thu nhập thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo WB, khu vực kinh tế đối ngoại tiếp tục thể hiện khả năng chống chịu. Theo đó, mặc dù cán cân vãng lai xấu đi, vị thế kinh tế đối ngoại vẫn được duy trì vững chắc nhờ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng.

Tài khoản vãng lai ghi nhận thâm hụt ở mức 1,5 tỷ US$ vào Q1/2022, tương đương 1,7% GDP của quý, chủ yếu do tăng giá năng lượng và hàng hóa trung gian. Trong khi đó, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng đến 10 tỷ US$ trong nửa đầu năm 2022, mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ tương đối ổn định nhưng khi bám theo đồng đô-la Mỹ mạnh lên, đồng VND cũng tăng giá so với đồng tiền của các đối tác thương mại khác, bao gồm EURO và Nhân dân tệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Động lực tăng trưởng từ ngành công nghiệp

    01:00, 01/09/2022

  • Các thị trường nước ngoài của Viettel tăng trưởng 2 con số

    19:39, 27/08/2022

  • CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 6): Mở rộng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hay không?

    04:00, 27/08/2022

  • Cơ hội đo lường sức khoẻ Start up trong vòng đời tăng trưởng

    23:20, 20/08/2022

THY HẰNG