Lazada vượt qua "kỳ ngủ đông" của thương mại điện tử
Thương mại điện tử toàn cầu đang trải qua quãng thời gian ảm đạm khi nhu cầu mua sắm trực tuyến giảm sút sau dịch, xung đột Nga – Ukraine và lạm phát ngày càng nghiêm trọng.
>>>Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán – Liệu có tối ưu?
Lazada vừa được Alibaba đã rót thêm 912,5 triệu USD, qua đó nâng tổng số tiền đã đầu tư cho sàn thương mại điện tử này từ đầu năm nay lên con số 1,3 tỉ USD. Nguồn lực này có giúp Lazada tự tin vượt qua thời kỳ "ngủ đông" trong năm của lĩnh vực thương mại điện tử?
Chia sẻ với báo chí, ông James Dong, Giám đốc điều hành Lazada mảng thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á của Alibaba Group cho rằng, sự cạnh tranh giữa các đối thủ cùng ngành sẽ giảm bớt trong giai đoạn hậu Covid-19.
“Sự khác biệt và rào cản lớn nhất đối với các nền tảng thương mại điện tử về dài hạn là công nghệ. Thứ hai tất nhiên là nguồn vốn”, vị này nhận định. Nhưng có vẻ như việc rót vốn của Alibaba đã “tiếp sức” cho Lazada vượt qua rào cản thứ hai này. Thậm chí, dòng vốn từ Alibaba giúp sức khoẻ tài chính của Lazada được cho là tốt hơn nhiều so với các sàn thương mại điện tử khác ở khu vực Đông Nam Á.
Bởi trên thực tế, lĩnh vực này đang trải qua quãng thời gian ảm đạm khi nhu cầu mua sắm trực tuyến giảm sút sau dịch, trong khi xung đột Nga – Ukraine khiến giá cả cao hơn và làm suy yếu sức mua của người tiêu dùng.
Nói như CEO Lazada: "Áp lực lạm phát và nguy cơ suy thoái tác động lớn đến ngành công nghệ toàn cầu, ngành thương mại điện tử cũng không đứng ngoài tầm ảnh hưởng".
Theo đó, hành vi của người tiêu dùng thay đổi. Họ bắt đầu lựa chọn các sản phẩm giá rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn, cũng như tìm kiếm nhiều khuyến mãi theo gói buộc doanh nghiệp phải thay đổi.
"Sau đại dịch, với sự suy giảm của thị trường, đây rõ ràng là giai đoạn khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành", Dong nói. Ông cũng lưu ý rằng, nhu cầu mua sắm trực tuyến đang “bình thường hoá khá nhiều” và "nó sẽ kéo dài ít nhất trong vài quý nữa", CEO Lazada nói thêm.
>>>Kiến tạo nền tảng thương mại điện tử về quyền sở hữu trí tuệ
>>>“Bỏ ngỏ” thuế thương mại điện tử đến bao giờ?
Các chuyên gia đánh giá, những năm trước các startup trong ngành thương mại điện tử chú trọng tăng trưởng với chi phí cao, nhưng khi bối cảnh biến động nhanh chóng, các nhà đầu tư và startup lại tìm kiếm lợi nhuận và phát triển bền vững hơn. Trong giai đoạn khó khăn, chiến lược cạnh tranh đốt tiền nổi tiếng của ngành thương mại điện tử đã không còn phù hợp.
Nắm bắt điều này, ông James Dong cho biết giai đoạn này thay vì đốt tiền, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào cải thiện trải nghiệm người dùng.
“Chiến lược bây giờ sẽ tập trung cải thiện người dùng nhiều hơn trước. Kinh nghiệm từ nhiều thị trường đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học rằng khi tập trung đầu tư cho các nền tảng như cơ sở hạ tầng, công nghệ thì doanh nghiệp sẽ có đủ nội lực vượt qua khó khăn”, Tổng giám đốc Lazada chia sẻ.
Theo đó, trong thời điểm khó khăn nhất trong dịch Covid-19 tại Việt Nam, Lazada vẫn duy trì được một bộ phận giao hàng, phục vụ người dùng nhanh nhờ trước đó đã có thời gian dài đầu tư kho vận riêng của mình.
Bên cạnh tập trung vào trải nghiệm khách hàng, ông James Dong cho biết sẽ hình thành quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ truyền thống. Bởi trên thực tế, Lazada không hẳn đứng ngoài những biến động tiêu cực của thị trường.
Doanh thu bán lẻ quốc tế của Alibaba - bao gồm hoạt động kinh doanh của Lazada và các hoạt động khác ở nước ngoài - đã chậm lại đáng kể trong năm nay. Sau khi ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong mỗi quý của năm 2021, doanh thu bán lẻ quốc tế của Alibaba đã giảm xuống còn 1,56 tỉ USD trong 3 tháng đầu năm 2022. Chỉ tiêu này từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022 chỉ đạt 1,57 tỉ USD, gần như không đổi so với quý trước và giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Sàn thương mại điện tử này dự định sẽ tăng gấp đôi con số vào năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán – Liệu có tối ưu?
04:00, 25/09/2022
Kiến tạo nền tảng thương mại điện tử về quyền sở hữu trí tuệ
15:04, 22/09/2022
Thương mại điện tử Việt Nam: Dự báo đạt 39 tỷ USD vào năm 2025
11:29, 12/09/2022
Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về thương mại điện tử
14:26, 09/09/2022
Thương mại điện tử - lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân
12:03, 19/08/2022