Nâng cao năng lực doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Bài - Ảnh: THY HẰNG 05/10/2022 09:56

Các doanh nghiệp phải tăng cường áp dụng các giải pháp linh hoạt trong quản lý, điều hành sản xuất, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới mô hình kinh doanh để nâng cao năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ.

>>>5/10: Hội thảo Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Sáng ngày 5/10, hội thảo chuyên đề “Cải thiện vị thế Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của Nâng cao năng lực và Đổi mới sáng tạo” được tổ chức tại Hà Nội. Đây là hội thảo chuyên đề nằm trong khuôn khổ Diễn đàn đa phương MSF năm 2022 do VCCI, Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Samsung tổ chức.

hội thảo chuyên đề “Cải thiện vị thế Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của Nâng cao năng lực và Đổi mới sáng tạo”.

Hội thảo chuyên đề “Cải thiện vị thế Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của Nâng cao năng lực và Đổi mới sáng tạo”.

Khai mạc Hội thảo chuyên đề  “Cải thiện vị thế Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của Nâng cao năng lực và Đổi mới sáng tạo”, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt nam cùng với quá trình hội nhập toàn cầu hóa sâu rộng đặt ra những cơ hội và cả những thách thức.

Theo ông Hoàng Quang Phòng những thách thức mà Việt Nam gặp phải về sự gia tăng năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, và giá trị gia tăng của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

“Trong bối cảnh đó, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu kinh tế cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh và ban hành các chiến lược, cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng đã có nhiều khởi sắc trong những năm qua cả về số lượng và chất lượng, chiếm khoảng 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Công nghiệp hỗ trợ góp phần tăng cường sự liên kết trong chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như dệt may, da giày, điện tử, nông nghiệp, thủy sản… với các thị trường lớn và khó tính như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc,… Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nỗ lực tăng cường năng lực, áp dụng các tiêu chuẩn, gia tăng hàm lượng công nghệ, đổi mới sáng tạo và cải tiến mô hình quản lý tiên tiến, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa, tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp đã phát triển quy mô thành những doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

vẫn còn nhiều thách thức như về quy mô, kinh nghiệm, năng lực, thị phần, thương hiệu… đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên để công nghiệp hỗ trợ phát triển

Theo ông Hoàng Quang Phòng, vẫn còn nhiều thách thức như về quy mô, kinh nghiệm, năng lực, thị phần, thương hiệu… đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên để công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Bên cạnh những bước tiến của ngành công nghiệp hỗ trợ, ông Hoàng Quang Phòng thẳng thắn, vẫn còn nhiều thách thức như về quy mô, kinh nghiệm, năng lực, thị phần, thương hiệu… đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên để công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn, thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của ngành công nghiệp nội địa, cũng như của các đối tác, khách hàng đa quốc gia và năng lực đáp ứng.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội nói chung, đến các doanh nghiệp nói riêng, trong đó phải kể đến những biến động lớn về lao động, nguyên liệu sản xuất, đơn hàng do sức mua và nhu cầu của các thị trường giảm sút,…

Khảo sát của tổng cục thống kê năm 2021 cho thấy, có 5.000 doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu trong ngành cơ khí, dệt may da giày, nhưng có đến 88% là DNNVV.

>>>Cần trợ lực thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

>>>Soi chiếu “bức tranh” công nghiệp hỗ trợ

Đáng nói, về trình độ công nghệ, khoảng trên 30% doanh nghiệp cho biết hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá, và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

Do đó, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, các doanh nghiệp càng phải tăng cường áp dụng các giải pháp linh hoạt trong quản lý, điều hành sản xuất, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới mô hình kinh doanh để đảm bảo kinh doanh liên tục, nâng cao năng suất lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn hơn nữa.

Trong bối cảnh đó, VCCI đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động, chương trình thiết thực hướng tới tăng cường năng lực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong chuỗi cung ứng.

VCCI đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động, chương trình thiết thực hướng tới tăng cường năng lực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong chuỗi cung ứng.

VCCI đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động, chương trình thiết thực hướng tới tăng cường năng lực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong chuỗi cung ứng.

Đồng quan điểm, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Bộ Công Thương Việt Nam nhấn mạnh, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, và đa dạng hóa chuỗi cung ứng là xu thế phổ biến và là quá trình thay đổi sâu sắc các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Đến nay, nhiều chương trình, dự án, hoạt động được triển khai quyết liệt, đạt được những kết quả nhất định.

“Tuy nhiên, năng lực của các doanh nghiệp nội địa vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới”, ông Ngô Khải Hoàn nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thời gian qua đang làm thay đổi các phương thức sản xuất công nghiệp một cách toàn diện, các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ở trong nước, cơ cấu dân số với quy mô thị trường năng động 100 triệu dân cũng dần thay đổi với tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng và cơ cấu dân số vàng vẫn duy trì trong vòng 20 năm tới. Trong khi, chi phí lao động và đất đai ngày càng kém cạnh tranh so với các nước mới nổi, cạnh tranh ngay tại sân nhà ngày càng gia tăng do nền kinh tế đã hội nhập sâu với toàn cầu, độ mở nền kinh tế lớn.

Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên – mà trọng tâm là ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn là nhiệm vụ hàng đầu mà các cơ quan đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

  • 5/10: Hội thảo Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

    13:08, 29/09/2022

  • Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ký kết hợp tác đầu tư

    00:00, 17/09/2022

  • Cần trợ lực thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

    04:05, 29/08/2022

  • Soi chiếu “bức tranh” công nghiệp hỗ trợ

    00:03, 22/08/2022

Có thể bạn quan tâm

  • 5/10: Hội thảo Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

    13:08, 29/09/2022

  • Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ký kết hợp tác đầu tư

    00:00, 17/09/2022

  • Cần trợ lực thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

    04:05, 29/08/2022

  • Soi chiếu “bức tranh” công nghiệp hỗ trợ

    00:03, 22/08/2022

Bài - Ảnh: THY HẰNG