Dấu chân tham vọng của K-One Group trong lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam
Nhà cung cấp giải pháp công nghệ Malaysia, K-One Group, cho thấy tham vọng trong lĩnh vực điện toán đám mây đang phát triển mạnh của Việt Nam, khi lên kế hoạch thành lập một liên doanh tại đây.
>>>Điện toán đám mây - cơ hội phát triển của nông nghiệp số
Mới đây, công ty cho biết trong một thông báo rằng công ty con 100% vốn sở hữu của họ là G-AsiaPacific Sdn Bhd (GAP) đã ký thỏa thuận hợp đồng liên doanh với Công ty Cổ phần Phân phối Vietnet (Vietnet). Theo đó, liên doanh được đề xuất sẽ hoạt động thông qua một công ty liên doanh có tên Công ty TNHH G-AsiaPacific (Việt Nam).
Nhà cung cấp giải pháp công nghệ Malaysia, K-One Group, thành lập liên doanh tại Việt Nam.
Công ty liên doanh sẽ do GAP sở hữu 51% trong khi phần còn lại 49% sẽ thuộc sở hữu của Vietnet. Vốn góp ban đầu của công ty liên doanh sẽ là 300,000 USD, GAP sẽ đóng góp tiền mặt là 153.000 USD cho 51% cổ phần của mình, trong khi Vietnet sẽ đóng góp tiền mặt là 147.000 USD cho 49% cổ phần của mình.
Liên doanh được đề xuất phù hợp với kế hoạch mở rộng kinh doanh đám mây đang diễn ra của Tập đoàn K-One tại ASEAN và Châu Đại Dương. Với việc mỗi bên nắm giữ cổ phần có ý nghĩa và ngang nhau trong công ty liên doanh, cả hai bên sẽ tận dụng hết khả năng chuyên môn của mình. Vietnet sẽ tập trung phát triển hoạt động kinh doanh thông qua mạng lưới rộng khắp của họ, trong khi GAP sẽ hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế, K-One Group được gắn kết bởi hai mảng kinh doanh chính: dịch vụ sản xuất điện tử (EM) chủ yếu tập trung vào các thiết bị chăm sóc sức khỏe / y tế, thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm internet vạn vật (IoT), thiết bị công nghiệp và điện toán đám mây.
Liên doanh sẽ tập trung phát triển kinh doanh tại thị trường điện toán đám mây đang lên của Việt Nam.
Công ty con của K-One Group là GAP lại chủ yếu tham gia vào việc kinh doanh công nghệ đám mây tiên tiến bao gồm cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IAAS), nền tảng như một dịch vụ (PAAS), phát triển phần mềm, tư vấn công nghệ thông tin (CNTT) và các dịch vụ chuyên nghiệp khác như an ninh mạng liên quan đến các giải pháp đám mây .
GAP là công ty dẫn đầu thị trường và là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực điện toán đám mây ở Malaysia. Họ có những sự hợp tác chặt chẽ với AWS, Google, Microsoft và Alibaba như những đối tác quan trọng của mình.
Trong khi đó, Vietnet được thành lập vào năm 2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là nhà phân phối giá trị gia tăng (VAD) các giải pháp an ninh mạng. Trong bối cảnh CNTT đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, Vietnet đã khẳng định mình là đơn vị dẫn đầu trong ngành an ninh mạng. Họ hợp tác với các nhà cung cấp hàng đầu về an ninh mạng và gia tăng giá trị các dịch vụ của họ bằng các dịch vụ trước và sau bán hàng và các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về an ninh mạng cho các đại lý, đối tác và khách hàng của mình.
>>>Viettel Cloud và tham vọng của Viettel
>>>Các doanh nghiệp nội lợi thế giành lại "thị phần" hệ sinh thái “điện toán đám mây - Cloud”
Tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam
Theo một báo cáo từ tạp chí Tech Wire Asia cho biết, thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trong ASEAN, nhờ vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang tăng tốc.
Thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ.
Với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đã khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ đám mây của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh. Nếu xu hướng này tiếp tục phát triển cho đến khi 100 triệu người tại Việt Nam đều sử dụng dịch vụ đám mây, thì riêng thị trường lưu trữ đám mây có thể lên đến hơn 400 triệu USD. Trong khi đó, theo một thống kê cho đến năm 2025, nếu toàn bộ doanh nghiệp Việt chuyển sang dùng dịch vụ đám mây, thì thị trường sẽ đạt khoảng 2,3 tỷ USD.
Chính điều này đã cho thấy được tiềm năng lớn của thị trường dịch vụ đám mây tại Việt Nam, những “ông lớn” như là Amazon Web Services (AWS), Google và Microsoft đều có những dấu ấn lớn tại mảnh đất màu mỡ này.
“Về vấn đề này, chúng tôi đang có những hợp tác với các gã khổng lồ về đám mây như AWS, Google và Microsoft để chiếm thị phần của mình trên thị trường điện toán đám mây đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam”, Tập đoàn K-One cho biết.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về việc xây dựng chiến lược hạ tầng đến năm 2025 và định hướng đến 2030, mục tiêu đặt ra là 70% thị phần dịch vụ về điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Điều này có thể sẽ là một thách thức với liên doanh như K-One Group và VietNet.
Ngoài ra, con người và văn hóa cũng là một trong những trở ngại lớn nhất khi nói đến việc sử dụng đám mây tại Việt Nam, bên cạnh việc thiếu kỹ năng kỹ thuật số và cụ thể hơn là kỹ năng đám mây cũng là những thách thức lớn với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đám mây tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây quản lý dữ liệu đất đai
21:49, 18/10/2022
Điện toán đám mây: Tương lai của ngành bán lẻ
14:47, 04/10/2022
Điện toán đám mây - cơ hội phát triển của nông nghiệp số
12:00, 19/09/2022
Thị trường điện toán đám mây toàn cầu ước đạt 1.614 tỷ đô vào năm 2030
07:00, 13/07/2022
VNPT Cloud - Giải pháp điện toán đám mây toàn diện cho các ngân hàng số
07:00, 05/07/2022
VNPT Cloud - Dịch vụ điện toán đám mây toàn diện, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
14:31, 09/03/2022
Marc Benioff - Ông trùm điện toán đám mây
03:00, 15/10/2021