Cần “sếu đầu đàn” dẫn dắt ngành logistics

THY HẰNG 24/10/2022 04:15

Chia sẻ về bảy định hướng phát triển logistics gắn với Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá tới năm 2030, chuyên gia nhấn mạnh cần xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics.

>>>LOGISTICS 4.0: Cơ hội bứt phá cho giai đoạn mới

Trao đổi tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam – Chuyển mình phát triển” do DĐDN, VLA và SLP Việt Nam tổ chức, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu "xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Kim ngạch

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 9 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, về xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 – 2030. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030. Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu vào châu Âu, châu Mỹ.

Cụ thể, định hướng xuất khẩu hàng hoá theo hướng bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Định hướng phát triển với nhóm hàng nông, lâm thủy sản và nhóm hàng công nghiệp chế biến.

Về nhập khẩu hàng hoá chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu, kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Kiểm soát việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa không thiết yếu. Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cao phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Về định hướng phát triển thị trường, đa dạng hóa thị trường, tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA, đẩy mạnh khai thác các thị trường còn tiềm năng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu.

Để thực hiện mục tiêu này, các giải pháp cần thực hiện cho mục tiêu xuất khẩu hàng hoá. Trong đó, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đặc biệt nhấn mạnh tới những giải pháp cũng như định hướng phát triển logistics gắn với thực hiện Chiến lược hàng hoá xuất nhập khẩu bởi logistics là mắt xích kết nối tất cả chuỗi xuất khẩu hàng hoá từ sản xuất, tổ chức xuất khẩu tới thị trường.

Cụ thể, thứ nhất, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường. Phát triển các dịch vụ logistics trọn gói, đồng bộ, phấn đấu giảm chi phí logistics để tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa.

>>>LOGISTICS 4.0: Tự động hoá - đòn bẩy nâng cao hiệu quả logistics

>>>LOGISTICS 4.0: Tìm kiếm cơ hội mới trong kinh doanh logistics

Thứ hai, ưu tiên đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển trên thế giới và khu vực. Phát triển logistics hàng không.

ỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường.

Cần hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường.

Thứ ba, hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường.

Thứ tư, Phát triển các dịch vụ logistics lạnh, kho lạnh, container lạnh để phục vụ hàng nông sản, đặc biệt là hàng nông sản chất lượng cao.

Thứ năm, phát triển thị trường dịch vụ logistics, tập trung vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm. tăng cường kết nối các doanh nghiệp trong ngành hợp tác chia sẻ các lợi thế.

Thứ sáu, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics. Tiếp tục mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực và vươn ra thế giới.

Thứ bảy, phát triển logistics xanh, logistics ngược nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Có chung quan điểm về phát triển các “sếu đầu đàn” trong lĩnh vực logistics, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương từng chia sẻ rằng: “Ngay cả các doanh nghiệp logistics lớn liệu có thể tự tin cung cấp được toàn bộ chuỗi dịch vụ từ A – Z hay không, từ các dịch vụ logistics chủ yếu đến các dịch vụ liên quan hay không hay là chỉ cung cấp một số các dịch vụ cơ bản là thế mạnh của doanh nghiệp, còn các dịch vụ khác thì phải để các doanh nghiệp khác lo. Như vậy vô hình trung chính các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, trong đó có cả những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh...”

Theo ông Khanh, nếu tạo ra được các doanh nghiệp dẫn dắt (flagship), ví dụ như một doanh nghiệp logistics lớn trở thành một flagship thì có nhiều doanh nghiệp khác hợp tác, hỗ trợ; khi đó không phải flagship làm hết mà sẽ có những dịch vụ được các đối tác trong chuỗi liên kết thực hiện và liên kết doanh nghiệp này có thể cung cấp full-service - toàn bộ chuỗi dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

"Nếu tạo ra được các "sếu đầu đàn” trong ngành logistics, sẽ giúp cạnh tranh tốt hơn với chính các doanh nghiệp EU, đồng thời là động lực kéo cả ngành phát triển", ông Ngô Chung Khanh nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Hạ tầng logistics "chạy đua" cùng thương mại điện tử

    00:28, 23/10/2022

  • "May đo" nhân lực cho ngành logistics

    16:00, 22/10/2022

  • Logistics Việt Nam “đón sóng”

    02:00, 22/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Cơ hội bứt phá cho giai đoạn mới

    14:56, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Tự động hoá - đòn bẩy nâng cao hiệu quả logistics

    14:00, 19/10/2022

THY HẰNG