"Bộ ba bất khả thi" cản đường doanh nghiệp dầu khí
Ba vấn tạo nên trở ngại của doanh nghiệp dầu khí gồm, năng lượng hỗn hợp tập trung, chuyển đổi chậm sang năng lượng carbon thấp và mức đầu tư hạn chế cho nguồn cung cấp dầu khí carbon thấp.
>>>Sửa Luật Dầu khí: Lập quỹ điều tra cơ bản dầu khí là cần thiết
Deloitte vừa phát hành báo cáo mới nhất về ngành dầu khí: “Hướng đến sự cân bằng năng lượng: Các nhà sản xuất dầu khí sẽ đầu tư nguồn tiền như thế nào và đầu vào đâu?”
Theo Deloitte, trong 5 năm qua, các công ty dầu khí đã và đang đẩy mạnh các cam kết đầu tư vào năng lượng carbon thấp bằng cách giảm phát thải tại nguồn, đầu tư vào các công nghệ quản lý carbon để phát triển hệ sinh thái và thúc đẩy sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và điện khí hóa giao thông vận tải.
Tuy nhiên, giá hàng hóa và năng lượng tăng ở mức kỷ lục, dẫn đến sự điều chỉnh lại thị trường năng lượng, các mối quan hệ thương mại, các ưu tiên về mặt tổ chức và các nhu cầu về thị trường năng lượng rộng hơn. Ngành công nghiệp dầu khí có khả năng tạo ra dòng tiền tự do cao nhất từ trước đến nay là 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2022 (ở mức giả định giá dầu Brent trung bình đạt mức 106 USD/thùng).
Ngoài ra, những nỗ lực của ngành nhằm cải thiện kỷ luật vốn đã được đền đáp – cơ cấu vốn hiện đang ở một trong những giai đoạn thuận lợi nhất, với tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất từ trước đến nay (20%) và một trong những mức cổ tức cao nhất từ trước đến nay (6%), so với các lĩnh vực khác.
Với dòng tiền kỷ lục và tình hình tài chính thuận lợi, các công ty dầu khí giờ đây phải đưa ra những quyết định quan trọng - đầu tư vào đâu và bao nhiêu. Tuy nhiên, các vấn đề về an ninh năng lượng, đa dạng hóa và chuyển đổi năng lượng cũng như quỹ đạo đầy biến động của giá cả dầu khí trong tương lai đang tạo ra những quan ngại về “bộ ba bất khả thi” cho các doanh nghiệp. Trong khi các công ty phải đưa ra quyết định nhằm ưu tiên đầu tư và cân bằng bộ ba bất khả thi, họ đồng thời phải cân nhắc đến việc thực hiện đầy đủ các ưu tiên cơ bản đối với cổ đông và các bên liên quan khác.
>>>Sửa Luật Dầu khí: Còn thiếu linh hoạt trong áp dụng các hình thức hợp đồng
>>>Sửa Luật Dầu khí: Cần luật hóa các chính sách khai thác tận thu đặc thù
Tín hiệu tích cực là ngay cả sau khi thực hiện các ưu tiên cơ bản của doanh nghiệp, các công ty thượng nguồn toàn cầu vẫn còn nguồn dự trữ tiền mặt khoảng 1,5 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2030. Thặng dư này hoàn toàn đủ để tăng thị phần green capex của ngành từ mức hiện tại là 5% lên đến 30%, có tiềm năng khởi động nền kinh tế carbon thấp, hoặc về cơ bản chỉ sử dụng nguồn tự có.
Báo cáo của Deloitte nhấn mạnh ba vấn đề cụ thể góp phần tạo nên trở ngại của "bộ ba bất khả thi" và gây khó khăn cho việc đưa ra quyết định đầu tư của các công ty dầu khí gồm.
Thứ nhất, năng lượng hỗn hợp tập trung. Trong đó, nhu cầu tập trung, sản xuất, cung cấp hoặc kinh doanh hydrocarbon cũng như năng lượng và vật liệu carbon thấp đã dẫn đến sự sẵn có và phân bổ không đồng đều các nguồn năng lượng.
Theo Deloitte, việc giải quyết khó khăn này sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa nguồn năng lượng đa dạng và dễ tiếp cận với các nguồn và nhà cung cấp carbon thấp, và một chuỗi cung ứng được kết nối.
Thứ hai, chuyển đổi chậm sang năng lượng carbon thấp. Theo đó, sự phát triển công nghệ và gia tăng nhu cầu carbon thấp, các lĩnh vực giảm nhẹ có chi phí cao (hard-to-abate), cơ sở hạ tầng sơ khai và lợi nhuận thấp là những lý do chính làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng carbon thấp.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, các công ty dầu khí sẽ cần đầu tư vào công nghệ, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ năng lượng carbon thấp cho mục đích thương mại và mở rộng.
Thứ ba, mức đầu tư hạn chế cho nguồn cung cấp dầu khí carbon thấp. Theo đó, hydrocarbon với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận sẽ trở nên cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát thải ròng bằng 0, đặc biệt đối với các lĩnh vực giảm nhẹ có chi phí cao và khi nhu cầu chuyển đổi ngày càng lớn hơn.
Theo Deloitte, khi đầu tư vào năng lượng carbon thấp hơn được chú trọng, việc các công ty lựa chọn cách thức và địa điểm sẽ phụ thuộc vào “hình mẫu” đặc trưng nhất của họ: doanh nghiệp kinh doanh hydrocarbon, doanh nghiệp sản xuất carbon thấp, doanh nghiệp năng lượng xanh hoặc doanh nghiệp tiên phong trong mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Đặc biệt, Deloitte nhận định, thặng dư tiền dự kiến sẽ đem đến động lực thúc đẩy quá trình đầu tư vào năng lượng carbon thấp và giúp các công ty có khả năng trang trải cho các tổn thất về lợi nhuận trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tương lai. Cùng với sự hỗ trợ bởi môi trường pháp lý thuận lợi, ngành dầu khí với sức mạnh tài chính của mình có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang một thế giới sử dụng năng lượng carbon thấp.
Có thể bạn quan tâm