Còn nhiều rào cản pháp lý "làm khó" môi trường kinh doanh
Tại Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã chỉ ra những rào cản từ quá trình thực thi pháp lý liên quan tới môi trường đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
>>>Chậm hoàn thuế VAT, doanh nghiệp gỗ khó trăm bề
Theo đó, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) dù khẳng định thời gian qua, quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn hơn cho doanh nghiệp, giảm mọi chi phí để phục hồi kinh tế, … đã mang lại những kết quả tích cực, được cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng thẳng thắn nhận định một số vấn đề gần đây trong quá trình các cấp, ngành thực thi các quy định, chính sách, khung pháp lý đã làm ảnh hưởng ít nhiều tới niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh.
Cụ thể, vấn đề hoàn thuế VAT cho các mặt hàng xuất khẩu của ngành gỗ, cao su đang gặp nhiều trở ngại với quy trình xác minh nguồn gốc phức tạp, không nhất quán cách làm giữa các địa phương, không nhất quán giữa thời gian xác minh được công bố (40 ngày) với thời gian thực tế (có thể lên tới nhiều tháng thậm chí cả năm), làm đọng vốn với số tiền rất lớn của doanh nghiệp.
Trước đó, vấn đề này đã được Ban IV báo cáo Thủ tướng tại kỳ báo cáo tháng 4-5 năm 2021. Ở thời điểm hiện tại, việc chậm hoàn thuế càng tạo ra thách thức rất lớn cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), thời gian hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp theo quy định hiện tại là không quá 40 ngày kể từ khi cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không được hoàn thuế từ tháng 4, tháng 5/2022. Một số doanh nghiệp chưa được hoàn thuế từ tháng 1 năm 2022.
Theo ước tính, lượng thuế VAT các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã khoảng 1.000 tỷ đồng, với hàng trăm doanh nghiệp hiện chưa được hoàn thuế. Có doanh nghiệp có số tiền thuế chưa được hoàn lên tới 200 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp từ 40-50 tỷ đồng.
>>>Chậm hoàn thuế VAT, doanh nghiệp gỗ khó trăm bề
>>>Đầu tư cảng hàng không: Doanh nghiệp cần lộ trình huy động nguồn lực
Bên cạnh đó, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng chỉ ra vấn đề đảm bảo quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng gây những dư luận không tốt trong cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua, do các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện việc lấy ý kiến doanh nghiệp - đối tượng chịu sự tác động của các quy định một cách thực chất.
Điển hình, vừa qua, Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu thông qua Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở, trong đó, từ Điều 79 đến Điều 82 quy định thành lập “Ban Thanh tra nhân dân” tại các doanh nghiệp, với dự kiến ban đầu bao gồm cả doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều hiệp hội phản ánh, ban soạn thảo Luật chưa thực hiện việc lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự ảnh hưởng, chưa đánh giá tác động kỹ lưỡng trước khi trình Quốc hội.
Dù Quốc hội đã ghi nhận các khuyến nghị và bãi bỏ yêu cầu thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại các doanh nghiệp tư nhân nhưng quá trình này cũng đã tạo ra các quan ngại trong cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các Đại sứ quán đang hiện diện tại Việt Nam về tính đồng bộ giữa chủ trương của Chính phủ với khâu thực thi của các bộ, ngành.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp tư nhân đối mặt thách thức nào những tháng cuối năm?
00:02, 13/11/2022
Tư duy cũ có thể khiến doanh nghiệp mất cơ hội từ UKVFTA
23:09, 12/11/2022
Tạo khung khổ pháp lý bền vững cho đạo đức doanh nhân
05:01, 08/11/2022
Phát triển điện gió ngoài khơi: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý
11:00, 07/11/2022
Hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển fintech
05:10, 03/11/2022