Thúc đẩy thực hành ESG

Bài, ảnh: NGUYỄN VIỆT 22/11/2022 12:58

Sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bền vững được dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân sẽ là cơ sở tìm kiếm những ý tưởng xuất sắc.

>>Muốn vươn ra “biển lớn”, doanh nghiệp không thể tách rời ESG

Hoa Kỳ, Việt Nam công bố sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bền vữngđược dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

Hoa Kỳ và Việt Nam công bố sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bền vững được dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

"Từ đó, tạo thành những mô hình, câu chuyện điển hình, giúp tạo tác động lan toả, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tích cực thực hành theo phương pháp này, hướng tới một nền kinh tế bền vững hơn" - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh tại Lễ công bố sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bền vững được dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngày 22/11.

Sáng 22/11, phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) công bố một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm được dẫn dắt bởi khối kinh tế tư nhân. Sáng kiến này hướng đến mục tiêu thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm xã hội, được biết đến là tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG).

Đây là bộ tiêu chuẩn thường được các nhà đầu tư sử dụng để đo lường cách thức mà một doanh nghiệp bảo vệ môi trường, quản lý mối quan hệ với cộng đồng, áp dụng quản trị doanh nghiệp minh bạch và có trách nhiệm.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá, những năm gần đây dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khi chiếm 40% GDP và 85% lực lượng lao động của nền kinh tế.

“Tuy nhiên, khu vực tư nhân trong nước hiện còn yếu và đang phải đối mặt những diễn biến của dịch Covid-19, diễn biến bất thường của tình hình kinh tế thế giới, như lạm phát, giá xăng dầu tăng cao… đặt doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đứng trước những thách thức rất lớn, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

>>Thúc đẩy quản trị ESG từ 3 tác nhân

>>ESG không còn là yếu tố phi tài chính

Sáng kiến này hướng đến mục tiêu thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm xã hội, được biết đến là tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). Ảnh: Nguyễn Việt

Sáng kiến này hướng đến mục tiêu thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm xã hội, được biết đến là tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). Ảnh: Nguyễn Việt

Còn theo ông Michael Schiffer, Giám đốc Khu vực Châu Á của USAID mặc dù là nguồn tạo việc làm chính nhưng các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng của Việt Nam lại đang gặp nhiều thách thức trong phát triển bền vững.

Do đó, USAID đang mở rộng quan hệ đối tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này vượt qua các khó khăn và nắm bắt cơ hội để tăng cường năng lực cạnh tranh. Sáng kiến được công bố ngày hôm nay là một trong những kết quả của mối quan hệ đối tác đó.

Đây là một sáng kiến về ESG đầu tiên ở Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng (SGBs). Các doanh nghiệp này hiện chiếm đến 97% số lượng doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP. Số liệu này đã cho thấy SGBs đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bền vững môi trường của Việt Nam.

Ở chiều hướng ngược lại, cách thức mà các doanh nghiệp này tương tác với xã hội và môi trường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và thành công của họ. Dưới góc độ ESG, thực hành kinh doanh bền vững không chỉ giới hạn ở các vấn đề môi trường mà còn liên quan đến yếu tố con người, nguồn lực và hệ thống.

Các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng hơn, luôn quan tâm đến tác động của họ đối với cộng đồng và đi đầu trong việc xem xét ý kiến đóng góp của các bên liên quan, có xu hướng đạt được mức tăng trưởng nhất quán và có tính chống chịu cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Lễ công bố sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bền vững được dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh Lễ công bố sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bền vững được dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

Sáng kiến mới này tập trung vào việc cải thiện các khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy thực hành ESG trong khu vực tư nhân, nâng cao năng lực cho các SGBs về thực hành ESG, đồng thời mở rộng mạng lưới các doanh nghiệp quan tâm đến ESG, qua đó thúc đẩy và trao đổi các thực tiễn tốt nhất.

Mục tiêu dến năm 2025, sáng kiến này sẽ cung cấp các gói hỗ trợ kỹ thuật ESG cho 300 SGB, trong đó 10 SGB sẽ nhận được hỗ trợ bổ sung để thí điểm, triển khai hoặc mở rộng các mô hình kinh doanh ESG sáng tạo.

Nỗ lực này phù hợp với Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững.

Sáng kiến mới này sẽ được triển khai thông qua Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC). Với tổng số vốn lên tới 36 triệu USD do USAID tài trợ, IPSC hướng tới gỡ bỏ các hạn chế về chính sách, thị trường ở cấp độ doanh nghiệp cản trở sự phát triển của SGBs, bao gồm cả những doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ, và qua đó thúc đẩy khu vực tư nhân đổi mới và năng động, đủ sức cạnh tranh trên toàn cầu và gia tăng cơ hội phát triển kinh tế.

Tháng 4 năm 2022, USAID và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký Biên bản sửa đổi đối với thỏa thuận hợp tác song phương nhằm mở rộng các nỗ lực chung nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân. Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) được phê duyệt tại Quyết định số 1413/QĐ-BKHĐT ngày 21/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chính thức khởi động vào ngày 18/1/2022.

Đây là một sáng kiến về ESG đầu tiên ở Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng (SGBs). Ảnh: Nguyễn Việt

Đây là một sáng kiến về ESG đầu tiên ở Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng (SGBs). Ảnh: Nguyễn Việt

Chủ dự án là Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổng vốn ODA 36,3 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án 5 năm từ 2021-2025. Mục tiêu của Dự án nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang tăng trưởng thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ.

Một số kết quả chủ yếu của dự án dự kiến đạt được sau 5 năm triển khai:

5.000 doanh nghiệp đang tăng trưởng được hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án, trong đó các doanh nghiệp do nữ và nhóm yếu thế làm chủ chiếm ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp được hỗ trợ.

240 doanh nghiệp đang tăng trưởng tham gia thành công vào thị trường khu vực và thế giới thông qua hỗ trợ kỹ thuật (toàn bộ hoặc một phần) của Dự án.

60 doanh nghiệp tiên phong sẽ được hỗ trợ kỹ thuật theo gói hỗ trợ tổng thể để tạo ra sản phẩm có hàm lược giá trị gia tăng và trí tuệ của người Việt Nam, định vị thương hiệu sản phẩm Made in Viet Nam thành công trên thị trường khu vực và thế giới.

30 chính sách, văn bản pháp luật, quy định liên quan đến các vấn đề của doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ xây dựng, sửa đổi, hoặc thực thi; trong đó tối thiểu 02 chính sách thí điểm (sandbox) nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

30 tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp mà Dự án kết nối hoặc hỗ trợ tăng cường liên kết và tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách một cách hiệu quả.

Dự án đã xây dựng website tại địa chỉ growing.business.gov.vn / www.ipsc.vn để cung cấp thông tin về hỗ trợ kỹ thuật của dự án cho doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu và đăng ký tham gia.

Các doanh nghiệp này hiện chiếm đến 97% số lượng doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP. Ảnh: Nguyễn Việt

Các doanh nghiệp này hiện chiếm đến 97% số lượng doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP. Ảnh: Nguyễn Việt. 

Có thể bạn quan tâm

  • Muốn vươn ra “biển lớn”, doanh nghiệp không thể tách rời ESG

    01:00, 19/11/2022

  • Những kết quả thực thi xuất sắc trong ba lĩnh vực ESG của BAT Việt Nam

    09:29, 09/11/2022

  • Vinamilk được trao nhiều giải thưởng quốc tế cho những nỗ lực thúc đẩy CSR và ESG tại Việt Nam

    16:03, 07/11/2022

Bài, ảnh: NGUYỄN VIỆT