DỰ BÁO 2023: (Kỳ 5) Phát triển “sếu đầu đàn” lĩnh vực du lịch

THY HẰNG 26/11/2022 03:00

Theo đó, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, tăng cường trải nghiệm của khách du lịch, phát triển các “sếu đầu đàn”.

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 4) Mở rộng không gian cho mô hình kinh tế mới

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch đề xuất 6 biện pháp ngành Du lịch sẽ tập trung trong thời gian tới để phục hồi và phát triển sau đại dịch.

chú trọng khai thác phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao như nghỉ dưỡng dài ngày.

Chú trọng khai thác phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao như nghỉ dưỡng dài ngày, du lịch văn hoá...

Thứ nhất, chú trọng khai thác phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao như nghỉ dưỡng dài ngày. Trong đó, ưu tiên thu hút khách theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế như du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe bên cạnh nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch ẩm thực.

Mở rộng phát triển một số thị trường mới, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng nhanh như  Ấn Độ, Trung đông; Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; Đổi mới, nâng cao chất lượng, tập trung nguồn lực cho một số phương thức, hoạt động xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm. 

Thứ hai, về phát triển sản phẩm, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, tăng cường trải nghiệm của khách du lịch. Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo (du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch thành phố). Đồng thời, tăng cường công tác quản lý điểm đến, các khu vực động lực du lịch. Cân bằng phát triển xanh và phát triển du lịch bền vững.

Thứ ba,  xây dựng phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề, có tính chuyển nghiệp cao; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời, chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch am hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước. 

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao. 

"Có thể thấy, thời gian qua đã có những tập đoàn đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch tạo diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam. Đây là yếu tố cần được khuyến khích và nhân rộng", ông Đức nhấn mạnh. 

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế

Đồng quan điểm, khẳng định đẳng cấp với các sản phẩm giá trị cao là hướng đi mà ngành du lịch Việt Nam phải hướng tới, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đánh giá các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đã và đang đóng vai trò tiên phong khi tạo nên những công trình giúp Việt Nam tự hào, đặt tọa độ của điểm đến lên một đẳng cấp cao, xứng đáng với cuộc đua tầm cỡ thế giới.

cần những “con sếu đầu đàn”, những tập đoàn lớn, có thực lực và đẳng cấp. Những tập đoàn này phải là những người định hình chân dung du lịch ở các địa phương

Cần những tập đoàn lớn có thực lực, đẳng cấp và định hình chân dung du lịch ở các địa phương.

Muốn đột phá du lịch phải phát triển theo hướng khác biệt, đặc sắc. Du lịch ngay từ đầu phải là đẳng cấp, vượt lên chứ không chỉ chạy theo “nguyên lý sản lượng”, kiểu số lượng khách năm nay phải tăng hơn năm trước. Khi muốn “ăn” nhanh, muốn tăng số người, muốn có thành tích thì lại mở cửa, tạo điều kiện cho kiểu khách đi cả làng. Điều này sẽ khiến du lịch không đi vào chiều sâu.

“Du lịch phải hướng tới đẳng cấp, khách đến ít, nhưng chi tiêu nhiều. Để làm được điều đó, cần những “con sếu đầu đàn”, những tập đoàn lớn, có thực lực và đẳng cấp. Những tập đoàn này phải là những người định hình chân dung du lịch ở các địa phương và xuyên suốt cho cả ngành như những gì Sun Group đã làm với Đà Nẵng, Sa Pa, Quảng Ninh hay Vingroup với Phú Quốc, Nha Trang...”, ông Thiên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ý kiến các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch. Đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, điểm đến để có sản phẩm đa dạng hóa. Đặc biệt, liên kết giữa các doanh nghiệp với hàng không và đối tác để có sản phẩm mang tính trải nghiệm cao, giá cả phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 4) Mở rộng không gian cho mô hình kinh tế mới

    00:03, 25/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư

    03:30, 24/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế

    01:00, 23/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất

    03:45, 21/11/2022

THY HẰNG