“Tải trọng cả đội tàu container Việt Nam chỉ bằng 2 con tàu lớn trên thế giới”
Việt Nam có 11 hãng vận tải container nội địa với khoảng gần 40 con tàu, tổng cộng tải trọng cả đội tàu container Việt Nam chỉ bằng 2 con tàu lớn trên thế giới (48.000 teu).
>>>Đề xuất 7 giải pháp phát triển ngành logistics trong bối cảnh mới
Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022, chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề 2: “Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với bối cảnh mới”, ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) cho biết, Việt Nam mong muốn có đội tàu container lớn để vươn ra thế giới, tuy nhiên bối cảnh hiện nay cho thấy chúng ta chỉ có 11 hãng vận tải container nội địa với khoảng gần 40 con tàu, tổng cộng tải trọng cả đội tàu container Việt Nam chỉ bằng 2 con tàu lớn trên thế giới (48.000 teu).
Cùng với đó, các hãng vận tải cạnh tranh với nhau trên tuyến nội địa. Trong khi đó, gần đây, những năm covid ngành vận tải biển thế giới phát triển mạnh, quy mô hãng tàu thế giới càng lớn, tàu trong nước lại cho nước ngoài thuê.
Để Việt Nam có đội tàu hùng cường, ông Bùi Văn Quỳ cho rằng chúng ta phải hợp lực lại với nhau. Ví dụ như mô hình của Nhật Bản, trước đây quốc gia này có 3 liên minh hãng tàu khác nhau, sau đó được yêu cầu nhập lại thành hãng tàu ONE. Hay như Hàn Quốc cũng thành lập ra liên minh Korea Shipping Partnership – KSP.
“SNP cũng đã làm việc với VIMC, chúng tôi sẽ triển khai tàu vào Cảng Cái Cui sau đó sẽ triển khai các tuyến quốc tế gần. Chúng tôi cho rằng phải bắt tay với nhau, cạnh tranh là không thể phát triển được. Bởi muốn đầu tư vào 1 con tàu container và 1 tuyến không đơn giản. Đơn cử để mở tuyến từ Cái Mép hoặc Lạch Huỵện (Việt Nam) đi bờ tây Thái Bình Dương cần 6-8 con tàu, chi phí 10 60 triệu USD/tàu. Như vậy cần 50.000 container cho tuyến Việt Nam - Mỹ. Không một công ty nào của Việt Nam đủ sức làm vậy, cũng không ai dự đoán được vận tải biển thế giới thế nào nên ko đủ để đầu tư”, Phó Tổng giám đốc SNP phân tích.
Đồng thời đề xuất các công ty cần hợp lực với sự hỗ trợ của nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam đóng mới tàu container cho các công ty trong nước sử dụng thì được ưu đãi thuế, giúp vực lên ngành đóng tàu và ngành vận tải biển.
“Tình hình cũng được cho là ảm đạm trong năm 2023 tới, trong khi đóng 1 con tàu cần 2 năm, do đó chúng ta cần triển khai ngay từ bây giờ để đón đầu vào năm 2024 sẽ có sự hồi phục chúng ta sẽ bắt đầu với các tuyến nội Á”, ông Bùi Văn Quỳ đề xuất.
Đồng quan điểm về con số nhỏ bé của hãng tàu container Việt, ông Võ Duy Thắng, Cục Hàng hải Việt Nam, chúng ta hiện có hơn 500 chủ tàu, công ty quản lý khai thác tàu, 38 hãng tàu container nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong đó có tất cả các hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay khai thác thị phần quốc tế. Việt Nam chỉ có 10 hãng tàu container đang hoạt động chủ yếu thị trường nội địa.
Nhận định nhu cầu khó khăn trong ngắn hạn, tuy nhiên, thị trường cho vận tải biển là rất lớn về dài hạn, mở ra hội hội cho đội tàu biển việt nam trong những năm tới.
Cụ thể, về nhu cầu hàng hóa vận tải bằng đường biển theo kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự báo hàng hóa thông qua cảng biển việt nam đến năm 2030 khoảng 1.140-1.423 triệu tấn, trong đó: Hàng container từ 455-559 triệu tấn tương đương 38-47 triệu teus; Hàng tổng hợp, rời từ 521-673 triệu tấn; Hàng lỏng từ 164-190 triệu tấn.
Từ thực tế này, đại diện Cục Hàng hải đề xuất giải pháp. Về đổi mới cơ chế và cải cách thủ tục hành chính, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào giải quyết thủ tục hành chính; Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vận tải biển, tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trước mắt, tập trung về quản lý giá dịch vụ hàng hải và quản lý hoạt động vận tải container của các hãng tàu nước ngoài tại Việt
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, tham gia các công ước quốc tế, hiệp định vận tải song phương, đa phương; Hỗ trợ về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đại lý ra nước ngoài;
Củng cố, nâng cao vai trò của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam để các Hiệp hội này có sức mạnh thực chất đại diện cho các hội viên của mình, nâng cao vị thế, vai trò của mình và kết nối chặt chẽ giữa các hiệp hội với nhau, phát huy sức mạnh tập thể hỗ trợ lẫn nhau;
Xây dựng quy phạm tàu biển ven bờ cho tàu biển vận tải hang hóa chạy ven biển của Việt Nam và các nước trong khu vực nhằm tăng cường tính kết nối, giảm tải cho đường bộ; Tiếp tục dành quyền vận tải nội địa cho đội tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam;
Nghiên cứu có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ chủ tàu đầu tư đóng mới tàu biển trọng tải lớn và thân thiện với môi trường (góp phần thực hiện cam kết Cop 26); Cho phép tàu container không quá 17 tuổi được treo cờ Việt Nam.
Đồng thời, cho phép các phương tiện vận chuyển container đóng mới có chân vịt mũi, chiều dài dưới 92 m, kết nối cảng biển với cảng thủy nội địa được miễn hoa tiêu hang hải và tàu lai khi cập cầu.
Áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế cho các doanh nghiệp khi mua tàu biển có sử dụng vốn của nhà nước để phù hợp với thực tiễn hoạt động mua bán tàu biển.
Về giải pháp tài chính, ông Thắng cho rằng, nhằm giảm gánh nặng tài chính tại thời điểm đầu tư, cần cho phép không áp dụng thuế VAT khi nhập khẩu tàu biển vận chuyển hàng hóa cho chủ tàu việt nam đến hết năm 2026.
Miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 teus trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG… và các tàu chở LNG; Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thuyền viên việt nam làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến nội địa.
Đồng thời, tiếp tục triển khai nội dung các đề án, quy hoạch về an toàn, an ninh hàng hải đã được bộ giao thông vận tải phê duyệt. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hiệu quả để duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách trắng của các thỏa thuận về kiểm tra nhà nước cảng biển tokyo MOU, PARIS MOU…
Có thể bạn quan tâm
VLA đề xuất 7 giải pháp phát triển ngành logistics trong bối cảnh mới
13:07, 26/11/2022
Giải bài toán liên kết phát triển logistics "tam giác động lực phía Bắc"
11:32, 26/11/2022
Logistics xanh là đòi hỏi và xu hướng tất yếu
09:39, 26/11/2022
"Đói đơn hàng" trầm trọng, doanh nghiệp logistics cần làm gì?
04:00, 29/10/2022