EU siết quy định dư lượng thuốc trừ sâu trên nông sản

THY HẰNG 26/01/2023 04:00

Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của thị trường EU ngày càng gắt gao, xuất khẩu nông sản sang EU đối diện với thách thức mới về dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ...

>>>Năm 2023, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ “khởi sắc”

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, mới đây, EU đăng công báo quy định implementation regulation (EU) 2023/147 ngày 20/1/2023 về sửa đổi phụ lục II, III và V của quy định 396/2005 về ngưỡng dư lượng cyromazine (chất trừ sâu), topramezone (diệt cỏ) và triflumizole (diệt nấm) trong hoặc trên một số sản phẩm.

 ngưỡng dư lượng của cyromazine trên trái cây tươi/đông lạnh và các loại hạt là 0,01 mg/kg; trên rau tươi/đông lạnh là 0,01 mg/kg; trên hạt dầu và quả có dầu là 0,01 mg/kg; trên ngũ cốc là 0,02 mg/kg

Ngưỡng dư lượng của cyromazine trên ngũ cốc là 0,02 mg/kg.

Theo đó, ngưỡng dư lượng của cyromazine trên trái cây tươi/đông lạnh và các loại hạt là 0,01 mg/kg; trên rau tươi/đông lạnh là 0,01 mg/kg; trên hạt dầu và quả có dầu là 0,01 mg/kg; trên ngũ cốc là 0,02 mg/kg; trên trà, cà phê, trà thảo dược và cacao là 0,1 mg/kg; trên sản phẩm từ động vật từ 0,01-0,05 mg/kg

Ngưỡng dư lượng của topramezone trên trái cây tươi/đông lạnh và các loại hạt là 0,005 mg/kg, trên rau tươi/đông lạnh là 0,005 mg/kg, trên hạt và quả có dầu là 0,005 mg/kg, trên ngũ cốc là 0,01 mg/kg; trên trà, cà phê, trà thảo dược và cacao là 0,02 mg/kg; trên sản phẩm từ động vật từ 0,002-0,01 mg/kg.

Ngưỡng dư lượng của triflumizole trên trái cây tươi/đông lạnh và các loại hạt là 0,02 mg/kg, trên rau tươi/đông lạnh là 0,02 mg/kg, trên hạt và quả có dầu là 0,02 mg/kg, trên ngũ cốc là 0,02 mg/kg; trên trà, cà phê, trà thảo dược và cacao là 0,1 mg/kg; trên sản phẩm từ động vật từ 0,01-0,05 mg/kg.

Quy định này có hiệu lực sau 20 ngày đăng công báo và sẽ được áp dụng sau 6 tháng có hiệu lực.

Trên thực tế, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) trong đó có EVFTA được thực thi đã tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA. Nhưng, xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của thị trường EU ngày càng gắt gao, xuất khẩu nông sản sang EU đối diện với thách thức mới.

>>>Xuất khẩu nông sản năm 2022 lập kỷ lục mới nhờ "đổi mới tư duy"

Trong khi đó, dù nhiều chương trình tập huấn về sử dụng thuốc BVTV được tổ chức cho nông dân, nhưng thực tế ngày càng có nhiều lo ngại ở Việt Nam về việc sử dụng thuốc không đúng cách. Nói như bà Preeti Anand, Giám đốc Dự án “Áp dụng nghiên cứu hành vi để cải thiện thực hành sử dụng hóa chất nông nghiệp có trách nhiệm của nông dân”, nông dân canh tác sản phẩm xuất khẩu không nhận được phản hồi về mức dư lượng trên sản phẩm của họ. Nông dân không nhận thức được hết trách nhiệm của họ trong việc quản lý mức dư lượng trên cây trồng, dẫn đến tồn dư thuốc BVTV trên sản phẩm trồng trọt, đem đến lo ngại về an toàn thực phẩm, sản phẩm xuất khẩu bị từ chối.

Ngưỡng dư lượng của triflumizole trên trái cây tươi/đông lạnh và các loại hạt là 0,02 mg/kg, trên rau tươi/đông lạnh là 0,02 mg/kg, trên hạt và quả có dầu là 0,02 mg/kg, trên ngũ cốc là 0,02 mg/kg; trên trà, cà phê, trà thảo dược và cacao là 0,1 mg/kg;

Ngưỡng dư lượng của triflumizole trên trà, cà phê, trà thảo dược và cacao là 0,1 mg/kg.

Do đó, chuyên gia cho rằng, trước hết phải để người nông dân nhận thức rõ, thay đổi thì họ được điều gì, yếu tố chính là thu nhập. Khi họ thay đổi phải đảm bảo năng suất, giá cả phải tăng, thu nhập cuối cùng phải tăng. Muốn nông dân thay đổi hành vi, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn với nông dân.

Bà Nguyễn Mai Hương, Trung tâm Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PNTT nhấn mạnh, thời gian tới, Nhà nước cần có một chiến lược quản lý thuốc BVTV toàn diện, cân nhắc các yếu tố khác nhau, không chỉ là các hoạt chất. Chiến lược can thiệp phải giảm thiểu tác động môi trường, bao gồm cải thiện thực hành sử dụng của nông dân và đưa ra các thực hành tốt nhất (ví dụ như không sử dụng các loại thuốc không được cấp phép/hiệu quả kém)…

Để các nông sản Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hạn chế xuất khẩu thô, nâng cao năng lực chế biến.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác công tư nhằm tận dụng tối đa cơ hội, hóa giải các thách thức và nâng tầm thương hiệu nông sản Việt tại thị trường EU nói riêng và trên thị trường thế giới nói chung. ‘Hợp tác công – tư này cần có sự thay đổi về chất, trong đó, nhấn mạnh vai trò của chính quyền và các tổ chức địa phương là đầu mối để ghép hai mảnh ghép doanh nghiệp và người nông dân lại với nhau’, bà Trần Thị Quỳnh Chi, Giám đốc khu vực châu Á Chương trình cảnh quan bền vững, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) chia sẻ.

Dài hơi hơn, tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, để phát thải ròng bằng 0 thì tất cả các ngành, lĩnh vực đều phải hành động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có chương trình hành động trong lúa gạo, trong chăn nuôi, thủy sản, cà phê. Từ kế hoạch này, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương tuân thủ các chương trình hành động. Riêng đối với cà phê, phải đạt được rất nhiều mục tiêu, cả giống, quy trình canh tác, giảm phát thải.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiêu chuẩn nông sản nội địa - Phải khắt khe như hàng xuất khẩu

    03:30, 16/01/2023

  • Hải Dương: Nông dân Việt Hoàng khởi nghiệp thành công nhờ nông sản sạch

    05:36, 08/01/2023

  • Năm 2023, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ “khởi sắc”

    00:00, 02/01/2023

  • Xuất khẩu nông sản năm 2022 lập kỷ lục mới nhờ "đổi mới tư duy"

    11:25, 31/12/2022

  • Vì sao nông sản cần “giải cứu”?

    00:00, 26/12/2022

THY HẰNG