Doanh nghiệp cần bình tĩnh, nhìn nhận từ bên trong để tìm "lối thoát"

L.MỸ 20/02/2023 17:00

Theo các chuyên gia, các các nước phát triển, những bạn hàng lớn của Việt Nam năm 2023 có tình hình xấu hơn nhiều so với 2022 và dự báo năm 2024 không khả quan...

>>Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị "nóng" về hỗ trợ vốn, tín dụng, trái phiếu và thuế

Theo đó, khó khăn của các doanh nghiệp trong năm nay rất lớn và đến từ nhiều phía.

Đề cập đến vấn đề tăng trưởng kinh tế và bối cảnh vĩ mô toàn cầu cũng như Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện Trưởng Viện Kinh Tế Trung Ương - chia sẻ tại sự kiện xúc tiến thương mại B2B Chào Xuân, của Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA, Ban Truyền thông) cùng 15 Hội tổ chức, là "Tăng trưởng GDP và tiêu thụ năng lượng của Việt Nam từ năm 2013 - 2022 số liệu quá bất thường, không thể tin được. Năm 2022 tăng trưởng có thể chỉ khoảng 6% theo mức tiêu thụ của nền kinh tế. Các nước phát triển, những bạn hàng lớn của Việt Nam năm 2023 tình hình xấu hơn nhiều so với 2022 và sự báo năm 2024 không khả quan hơn so với 2023, tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 vẫn sẽ thấp hơn 2023”. 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện Trưởng Viện Kinh Tế Trung Ương chia sẻ

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện Trưởng Viện Kinh Tế Trung Ương chia sẻ

Nói về những hỗ trợ từ phía Nhà nước, các chuyên gia kỳ vọng rằng việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính Phủ sẽ trôi chảy hơn, thận trọng hơn, sử dụng công cụ thị trường nhiều hơn là mệnh lệnh can thiệp hành chính, đồng thời không sử dụng thanh - kiểm tra là công cụ hàng đầu đối với các Doanh nghiệp. 

Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng không có sự cải cách đáng kể về môi trường kinh doanh, các rào cản pháp luật đối với đầu tư kinh doanh có thể gia tăng hơn là bác bỏ. Không có ai đồng hành cùng doanh nghiệp trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với đầu tư doanh nghiệp.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cũng nhấn mạnh rằng cầu nhập khẩu giảm trong năm 2023 sẽ làm thu hẹp quy mô sản xuất trong nước, nhất là các ngành và sản phẩm định hướng xuất khẩu. Đồng thời, vấn đề tiếp cận vốn vẫn chưa được cải thiện, lãi suất cho vay không tăng nhưng vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm. Đối với các doanh nghiệp và người dân vẫn không có các biện pháp hỗ trợ giảm chi phí, giải quyết khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh. Sinh kế của một số bộ phận dân cư sẽ chuyển từ hình thức chính thức sang phi chính thức. 

>>Giải pháp đồng bộ tái cấu trúc thị trường bất động sản

Hơn nữa, các mục tiêu về kinh tế xã hội của chúng ta đang được kỳ vọng quá cao trong khi điều kiện kinh tế Thế giới vẫn khó khăn ít nhất đến năm 2024 và không có những thay đổi mạnh mẽ, nhất quán để vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp, vừa giải quyết các vướng mắc về thể chế đã tồn tại nhiều năm qua. 

Một điểm sáng mới trong nền kinh tế là các mô hình kinh doanh mới , nhất là thương mại điện tử sẽ được áp dụng nhiều hơn trong năm 2023 này.

Có thể nói tình hình suy giảm kinh tế ảnh hướng đến các những nhóm ngành nhu yếu phẩm, thực phẩm, bán lẻ,... Điều này đã được Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám Đốc Sài Gòn Coop - xác nhận và kiểm chứng. Ông Đức cho rằng, giải pháp để các doanh nghiệp tự tìm ra “lối thoát” cho mình trong giai đoạn khó khăn này là bình tĩnh và tự nhìn nhận lại từ bên trong, phát huy và khai thác triệt để những điểm mạnh của doanh nghiệp mình phù hợp nhất với thị trường ở giai đoạn này. 

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cũng trao đổi về thị trường bất động sản (BĐS) - Vấn đề đang rất được quan tâm thời gian vừa qua, Ông Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch HUBA/ Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quận Bình Tân chia sẻ về ý kiến giải cứu bất động sản hiện nay : “Việc giải cứu hay không giải cứu bất động sản phải dựa trên ba góc nhìn là mong muốn của doanh nghiệp, ý kiến của người dân và quan điểm chính sách của Nhà nước. Giải cứu Bất động sản có thể góp phần thúc đẩy nền kinh tế nhưng phải xem xét trên nhiều yếu tố...".

Ông Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch Huba/ Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quận Bình Tân

Ông Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch Huba/ Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quận Bình Tân

Theo ông Nghĩa, thị trường BĐS suy giảm bất thường đã tạo ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp BĐS và sau đó là gần 40 ngành nghề xem thị trường BĐS là thị trường đầu ra, như ngành sắt thép, cát đá, máy móc, hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhà ở... Nguyên nhân của tình trạng trên là do thị trường BĐS đang gặp phải một số điểm nghẽn. Muốn giải quyết được vấn đề này, trước hết phải xem lại về Cung và cầu của thị trường BĐS. Nếu như “Cung” đang ở giá quá cao, vượt xa so với khả năng chi trả của người dân hay thị trường thì chắc chắn bài toán này không thể nào giải quyết được. 

Cũng vì vậy, ông Lê Hữu Nghĩa cho rằng để nói về "cứu hay không cứu BĐS", cần nhìn nhận và đánh giá nhiều góc độ; Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là nếu cung cầu gặp nhau, thị trường BĐS sẽ tự giải cứu. 

Có thể bạn quan tâm

  • HUBA kiến nghị gia hạn nợ vay 1 năm và giảm thuế VAT 8% tới 2024

    HUBA kiến nghị gia hạn nợ vay 1 năm và giảm thuế VAT 8% tới 2024

    13:15, 06/01/2023

  • HUBA triển khai chương trình tặng 10.000 gói thuốc hỗ trợ bệnh nhân Covid điều trị tại nhà

    HUBA triển khai chương trình tặng 10.000 gói thuốc hỗ trợ bệnh nhân Covid điều trị tại nhà

    18:57, 28/08/2021

  • HUBA trao tặng 10.000 gói thuốc hỗ trợ bệnh nhân COVID điều trị tại nhà

    HUBA trao tặng 10.000 gói thuốc hỗ trợ bệnh nhân COVID điều trị tại nhà

    17:17, 28/08/2021

L.MỸ