WCA 2023: Cơ hội mở rộng thị trường cho doanh nghiệp logistics Việt

THY HẰNG (từ Singapore) 22/02/2023 12:41

Hội nghị toàn cầu của WCA năm 2023 tại Singapore thu hút hơn 4.000 đại biểu từ các quốc gia, trong đó, có hơn 100 CEO doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp Việt Nam tham gia tìm kiếm cơ hội hợp tác.

>>>Doanh nghiệp "đầu tàu" dẫn dắt ngành logistics “vượt bão”

Hội nghị toàn cầu của Liên minh hàng hóa thế giới – World Cargo Alliance (WCA) năm 2023 đang được tổ chức tại Singapore thu hút hơn 3.500 đại biểu tham dự từ 171 quốc gia, tạo ra hơn 300.000 cuộc gặp gỡ B2B. 

Đại diện một số doanh nghiệp Việt Namp/tham dự WCA 2023.

Lãnh đạo VLA và đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam tham dự WCA 2023.

Theo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Logistics Đông Nam Á (AFFA), Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia WCA hiện có khoảng 300 doanh nghiệp. Tại Hội nghị thường niên năm 2023, có khoảng 100 doanh nghiệp logistics Việt Nam tham dự tìm kiếm cơ hội hợp tác.

“Việc tham gia vào WCA tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt trong xây dựng mở rộng mạng lưới, kết nối tìm kiếm đối tác, thị trường mới, xây dựng dịch vụ có tính chuyên sâu. Bên cạnh đó là việc đảm bảo về mặt thanh toán giữa các thành viên WCA với nhau thông qua Quỹ Bảo đảm tài chính 3 triệu USD”, Phó Chủ tịch AFFA chia sẻ.

Đồng thời cho biết, các doanh nghiệp cũng được tham gia và hưởng lợi từ các chương trình đào tạo của WCA, chương trình phát hành vận đơn chung của mạng lưới vào thị trường Mỹ.

Là một trong những doanh nghiệp “sếu đầu đàn” của ngành logistics Việt Nam tham dự WCA lần này, ông Phùng Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) cho biết, năm 2023 được dự báo là một năm vô cùng khó khăn, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn với ba trụ cột Cảng, Logistics và vận tải biển, dịch vụ biển xác định sẽ có nhiều thách thức, do đó, đã và đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực logistics.

“2023 là năm đặc biệt khó khăn với các khách hàng, các nhà khai thác cảng bởi xung đột chính trị, dịch bệnh và chiến tranh khiến nhu cầu sụt giảm. Do đó, để vượt qua thách thức và tăng trưởng, doanh nghiệp chỉ có kết nối, thúc đẩy mảng logistics. Quan điểm của Tổng công ty Tân Cảng là biến đối thủ thành đối tác, cùng ngồi lại, bắt tay với nhau, mỗi đối tác có thế mạnh riêng sẽ cùng hợp tác kết nối lưu thông hàng hoá”, Phó Tổng giám đốc SNP nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, tham gia WCA lần này là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kết nối, mở rộng đối tác và thị trường, hiện thực chiến lược định hướng trong năm 2023.

“Không chỉ vậy, thị trường mục tiêu của chúng tôi trong những năm tới là Trung Quốc, các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào và Thái Lan, đây cũng là đúng định hướng biến Việt Nam thành hub của khu vực và thế giới”, ông Phùng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch kiêm CEO Bee Logistics cũng bày tỏ kỳ vọng phát triển hệ thống network, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp khi tham gia WCA 2023.

ông Phùng Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP)

Ông Phùng Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP).

Đáng lưu ý, Chủ tịch Bee Logistics  cũng có cùng nhận định năm 2023 sẽ là năm rất khó khăn, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, áp lực có thể giảm dần vào những tháng cuối năm do những tín hiệu tích cực.

>>>Doanh nghiệp logistics nắm bắt xu hướng "xanh hoá"

>>>FWC 2022: Việt Nam được chọn đăng cai FIATA World Congress 2025

“Bởi tỷ trọng hàng hoá từ thị trường Trung Quốc thường chiếm khá lớn trong cơ cấu thị trường của doanh nghiệp logistics. Do đó, sự mở cửa của thị trường này khiến lượng hàng nhập khẩu của các công ty logistics tăng, chia sẻ bớt khó khăn cho thị trường hàng xuất. bên cạnh đó, còn là sự tích cực của thị trường Mỹ”, ông Thạnh nhận định.

Đặc biệt, lãnh đạo Bee logistics cũng cho rằng, thách thức trong năm 2023 là vậy nhưng “khó dễ do mình”, bản thân doanh nghiệp có thể biến chính những thách thức thành cơ hội. “Với Bee logistics chúng tôi có chiến lược ưu tiên khách hàng, “lăn lộn” thị trường nên cũng tự tin vượt qua thách thức trong năm nay với hai chiến lược là mở rộng hệ thống tự có, hợp tác đối tác nước ngoài và chiến lược M&A những doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn sau đại dịch để chia sẻ, cùng nhau phát triển.

Lãnh đạo VLA và Lãnh đạo, nhân viên Công ty Bee Logistics tham dự WCA 2023.

Lãnh đạo VLA và Lãnh đạo, nhân viên Công ty Bee Logistics tham dự WCA 2023.

Năm 2023, doanh nghiệp xác định đẩy mạnh ở một số thị trường đã có văn phòng hoặc đại lý như Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng lựa chọn phát triển thị trường ngách ở một số mặt hàng ngành y tế và nông sản cũng như vận tải xuyên biên giới, hướng tới các quốc gia Lào, Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Bên cạnh mở rộng phát triển vận tải bộ, Bee Logistics sẽ lập một số hub kết nối các điểm.

Được thành lập vào năm 1998 với tư cách là mạng lưới không độc quyền toàn cầu đầu tiên trên thế giới, WCA là mạng lưới giao nhận hàng hóa lớn nhất và mạnh nhất thế giới với thành viên là các công ty giao nhận độc lập. WCA có hơn hơn 11.000 hội viên trên 196 quốc gia trên thế giới. Tổ chức này có chức năng cung cấp cho mỗi thành viên khả năng liên hệ với các doanh nghiệp đối tác cùng mạng lưới từ mọi nơi trên thế giới. 

WCA được quản lý và vận hành một cách trung lập trong ngành TSL (Transport – Shipping – Logistics). WCA vận hành các trung tâm dịch vụ theo từng khu vực trên khắp thế giới và đã có các văn phòng tại 12 quốc gia.

Tổ chức WCA có nhiều nhánh khác nhau, Trong đó, WCA First là một nhóm kín, chủ yếu bao gồm các thành viên sáng lập của WCA. Đây là network mạnh nhất và được công nhận rộng rãi nhất trong ngành giao nhận hàng hóa.

WCA China Global là một network toàn cầu nhưng tập trung vào thị trường Trung Quốc. WCA Advanced Professionals là network có số lượng thành viên hạn chế trong mỗi thị trường.

WCA Inter Global (trước đây là IGLN) là mạng lưới hàng hóa tổng hợp lớn nhất thế giới, được hình thành đặc biệt để giúp phát triển thương mại và quan hệ đối tác đến và từ các nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu.

Hay như các nhánh phục vụ cho các lĩnh vực hàng hoá chuyên ngành giúp doanh nghiệp tìm kiếm được đối tác chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể, nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp. Ví dụ như WCA Projects là mạng lưới hậu cần không độc quyền dành cho các Freight Forwarder làm hàng dự án độc lập. Các thành viên của WCA Projects là các công ty có kinh nghiệm trong việc xử lý nhiều loại dự án và các hoạt động logistics hạng nặng.

WCA Dangerous Goods là một nhóm các công ty độc lập chuyên vận chuyển và xử lý các lô hàng nguy hiểm, hóa chất và hàng quân sự trên toàn cầu.

WCA Perishables PGS Certified là network của các công ty chuyên cử lý hàng dễ bị hư hại với 140 văn phòng thành viên tại 51 quốc gia. Ngoài ra còn có WCA Time Critical, WCA Perishables Academy, WCA Pharma Network, WCA Relocations…

WCA là mạng lưới giao nhận hàng hóa lớn nhất và mạnh nhất thế giới với thành viên là các công ty giao nhận độc lập. WCA có hơn hơn 11.000 hội viên trên 196 quốc gia trên thế giới. Tổ chức này có chức năng cung cấp cho mỗi thành viên khả năng liên hệ với các doanh nghiệp đối tác cùng mạng lưới từ mọi nơi trên thế giới. 

Một số hình ảnh từ WCA năm 2023 đang được tổ chức tại Singapore:

WCA năm 2023 tại Singapore thu hút hơn 4.000 đại biểu từ các quốc gia, tạo ra hơn 300.000 cuộc gặp gỡ B2B

WCA năm 2023 tại Singapore thu hút hơn 4.000 đại biểu từ các quốc gia, tạo ra hơn 300.000 cuộc gặp gỡ B2B

Ước tính giá trị mỗi cuộc gặp gỡ B2B của các đối tác WCA tạo ra 1.000 USD.

Ước tính giá trị mỗi cuộc gặp gỡ B2B của các đối tác WCA tạo ra 1.000 USD.

Gian hàng của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn tham gia Triển lãm WCA 2023.

Gian hàng của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn tham gia Triển lãm WCA 2023.

Lãnh đạo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tham dự WCA 2023.

Lãnh đạo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tham dự WCA 2023.

Gian hàng của Công ty Bee Logistics tham gia Triển lãm WCA 2023.

Gian hàng của Công ty Bee Logistics tham gia Triển lãm WCA 2023.

Gian hàng của một số doanh nghiệp logistics quốc tế.

Gian hàng của một số doanh nghiệp logistics quốc tế.

WCA có hơn 11.000 thành viên từ 196 quốc gia trên toàn thế giới.

WCA có hơn 11.000 thành viên từ 196 quốc gia trên toàn thế giới.

Được thành lập vào năm 1998 với tư cách là mạng lưới không độc quyền toàn cầu đầu tiên trên thế giới, WCA được quản lý và vận hành một cách trung lập trong ngành TSL (Transport – Shipping – Logistics).

Được thành lập vào năm 1998 với tư cách là mạng lưới không độc quyền toàn cầu đầu tiên trên thế giới, WCA được quản lý và vận hành một cách trung lập trong ngành TSL (Transport – Shipping – Logistics).

Có thể bạn quan tâm

  • Boeing thêm “dấu ấn” ở Ấn Độ bằng Trung tâm logistics mới

    00:54, 15/02/2023

  • Cách nào giải bài toán logistics vùng đất Chín Rồng?

    04:57, 07/02/2023

  • “Xanh hóa logistics”

    03:00, 05/02/2023

  • Doanh nghiệp "đầu tàu" dẫn dắt ngành logistics “vượt bão”

    03:40, 03/02/2023

  • Năm 2023, nhiều triển vọng cho ngành logistics

    11:00, 30/01/2023

THY HẰNG (từ Singapore)